Sinh vật kì dị dưới biển sâu giống hệt “của quý”
- Thứ tư - 21/06/2017 10:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sâu lạc sống ở dưới đáy biển sâu.
Các nhà khoa học Australia đã dành nhiều tháng trời nghiên cứu lòng biển sâu và phát hiện ra 21 loài sinh vật kì dị, hoàn toàn mới với giới nghiên cứu. Trong số này có một loài động vật trông giống hệt “của quý”.
Nhóm nghiên cứu gồm 58 nhà khoa học từ 14 viện hải dương học toàn cầu đã tham gia vào cuộc hải trình hơn 1 tháng. Chương trình được tài trợ bởi bảo tảng Victoria và Trung tâm Sinh vật biển CSIRO.
Loài động vật được tìm thấy có tên “sâu lạc”, tên định danh Sipuncula và là một loài sâu sống dưới đáy biển. Phần đầu của con sâu này giống hệt “của quý”.
Sâu lạc trông giống hệt "của quý".
“Hệ sinh thái dưới biển ở Australia vẫn còn rất mới mẻ và nhiều tiềm năng hơn trên bờ. Cho tới bây giờ, chúng ta vẫn chỉ hiểu biết rất giới hạn về thế giới sinh vật dưới đáy biển”, tiến sĩ Tim O’Hara, phụ trách nhóm nghiên cứu, nói.
Sâu lạc có thể dài 5 cm với phần đầu được gọi là “lồng tụt”. Chính phần lồng tụt đàn hồi này biến sâu lạc giống hệt “của quý”. Phần đầu của sâu lạc có thể co giãn và kéo dài như cao su.
Loài sâu “của quý” này sống dưới bùn hoặc cát dưới biển, nơi có những khe rãnh sâu nhất thế giới. Chúng là loài động vật vô tính, nghĩa là có thể tự sinh con mà không cần đối tác.
Cá không mặt.
Trong số các loài sinh vật được tìm thấy, nhóm nghiên cứu tìm ra “cá không mặt”, một sinh vật kì dị được phát hiện từ 140 năm trước nhưng sau đó bỗng dưng biến mất vì chúng sống ở đáy biển. Mãi tới gần đây khi kĩ thuật hiện đại hơn, các nhà khoa học mới có thể bắt được loài cá này.
Dù phải khâu tới 67 mũi và mất rất nhiều máu nhưng nạn nhân khẳng định anh vẫn còn “rất may mắn”.