Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Rắn hổ mang có mặt cười ở sau đầu lạ chưa từng thấy

Rắn hổ mang có mặt cười ở sau đầu lạ chưa từng thấy
Rắn hổ mang có mặt cười trên lưng thuộc sở hữu của một người dân sống tại ngôi làng có truyền thống nuôi rắn ở phía bắc Ấn Độ.

Rắn hổ mang có mặt cười tại ngôi làng có truyền thống nuôi rắn ở Ấn Độ.

Theo Daily Mail, rắn hổ mang có mặt cười trên lưng được dân làng hết sức yêu thích. Có người còn đặt tên cho rắn là Hạnh phúc. Hoa văn kỳ lạ trên lưng rắn hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên.

Chú rắn này thuộc sở hữu của một người điều khiển rắn chuyên nghiệp. Đây chỉ là một trong số hàng trăm con rắn độc được người dân làng Gauriganj nuôi dưỡng. Bởi ở làng Gauriganj, rắn được coi là loài vật thiêng và có thể bò khắp nơi trong làng mà không ai cảm thấy hoảng sợ.

Người dân làng Gauriganj có khả năng điều khiển rắn từ hàng trăm năm qua.

Người đàn ông Uttam Nath (44 tuổi), nói nghĩa vụ của dân làng là giúp cho trẻ em làm quen với rắn ngay từ sớm. “Quá trình huấn luyện bắt đầu ngay từ lúc 2 tuổi. Trẻ em được học nghệ thuật điều khiển rắn. Để khi các em lớn lên, chúng đã biết tất cả mọi thứ về rắn”.

“Quá trình học điều khiển rắn kéo dài khoảng 10 năm. Các nam thanh niên sau đó có thể biểu diễn điều khiển rắn bằng sáo để kiếm tiền”, ông Nath chia sẻ.

Trẻ em được dạy cách điều khiển rắn ngay từ lúc 2 tuổi.

Ngay cả những người phụ nữ ở làng cũng không hề sợ rắn. Người phụ nữ trong làng có vai trò chăm sóc rắn khi những người đàn ông vắng nhà. Người dân làng Gauriganj cũng biết cách trị độc và cứu người bị rắn cắn nhờ liệu pháp tự nhiên.

Vai trò của các gia đình trong làng thậm chí còn phụ thuộc vào số lượng rắn sở hữu, bao gồm cả những loài rắn độc nhất. “Điều khiển rắn là tất cả những gì chúng tôi học được trong nhiều thế kỷ qua, một cách hoàn toàn chuyên nghiệp”, ông Nath nói.

Ngày nay, tuy không còn phổ biến như trước nhưng nghệ thuật điều khiển rắn vẫn luôn được người dân trong làng lưu truyền và gìn giữ.

Ngày nay, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt và quy định về thú nuôi cũng trở nên nghiêm ngặt đã khiến số lượng rắn giảm dần, đe dọa đến nét văn hóa truyền thống của làng.

“Chúng tôi giải thích đây là nghệ thuật xa xưa nhưng trẻ em trong làng cũng nên đi học để có cuộc sống tốt hơn”, ông Nath nói.

Nhiều người trẻ đã đi khỏi làng để tìm các công việc khác kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy vậy, những người lớn tuổi trong làng mong con cháu mình học và biết đến nghệ thuật điều khiển rắn như một cách để lưu giữ nét đẹp truyền thống.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây