Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Những người luôn thấy cơ thể bị côn trùng ăn

Những người luôn thấy cơ thể bị côn trùng ăn
Nhà côn trùng học Mỹ Gale Ridge thường xuyên phải giải quyết các ca bệnh "ảo"


Gale Ridge và "thú cưng" gián Madagascar 

Làm tại Viện Thực nghiệm Nông nghiệp bang Connecticut (Mỹ), Công việc chủ yếu của Ridge là giải đáp các thắc mắc của người dân về các loại bọ phá hoại cây cối và hướng dẫn xử lý, hay tham gia điều tra án mạng bằng cách phân tích những con giòi trên xác nạn nhân. Tuy nhiên, khó nhất là những con bọ "ảo"

Năm ngoái, Ridge tiếp một bệnh nhân da tím tái căng phồng. Anh ta cho biết mình bị những con côn trùng tấn công, chui vào da vào ban đêm. Anh đã thử mọi biện pháp như tắm trong dung dịch khử côn trùng, tìm tới mọi bác sĩ trị liệu nhưng đều không có kết quả.            

                                           
Côn trùng trong phòng thí nghiệm 

Các ca bệnh này được gọi là "ký sinh ảo" (delusional parasitis). Đó là hội chứng mà người mắc luôn có cảm giác rằng mình đang bị những con vật ký sinh ăn da thịt trên cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ tâm lý rất ít kinh nghiệm về lĩnh vực này, nên sau khi thử đủ cách chữa trị mà không có tác dụng, họ thường chuyển bệnh nhân sang cho những nhà côn trùng học.

Nhờ vậy, những người như Ridge trở thành chuyên gia tâm thần bất đắc dĩ.


Các bức thư mô tả sự tuyệt vọng khi bị "côn trùng" tấn công 

Bệnh nhân không tin rằng họ có vấn đề tâm thần. Nhiều người lạm dụng thuốc trừ sâu, cho rằng lũ côn trùng đang tấn công cả gia đình, tự tạo ra những vết cắn lấm tấm trên da, vứt bỏ hết toàn bộ nội thất. Họ thậm chí còn "nhìn" thấy những con bọ trong thức ăn, chui vào trong răng, tai và đẻ trứng ở đó. Ridge yêu cầu họ đưa những mẫu vật tới để nghiên cứu. Đa số là các mẩu da, gàu, chăn đệm, hay thậm chí cả dịch nôn và đồ lót bẩn. Đương nhiên, chẳng có con vật nào trong đó cả.

Thông thường, Ridge sẽ đưa những "bệnh phẩm" lên kính hiển vi có nối với màn hình lớn, và chỉ rõ cho họ thấy rằng những mẩu da, vải đó không phải là côn trùng. "Chúng tôi không thể cứ thế nói rằng họ bị điên hay tâm thần. Họ đã chịu đựng đủ rồi, cứ nhìn cơ thể rúm ró, tay chân vặn vẹo là hiểu. Mục tiêu của tôi là giúp họ thư giãn", Ridge giải thích.


Các "bệnh phẩm" thực tế chỉ là mẩu da, búi tóc hay lá cây 

Ban đầu, họ vẫn tranh cãi và đưa ra hình ảnh của các con côn trùng có hình dáng tương tự trên internet. Ridge vẫn kiên nhẫn, cố gắng không tỏ ra phán xét. Quá trình chiếm được lòng tin của bệnh nhân có thể mất hàng tháng trời. Khi họ đã ổn định hơn, các nhà tri liệu tâm lý sẽ vào cuộc. Thêm vài tuần, bệnh nhân bắt đầu chấp nhận sử dụng thuốc, và tâm sự nhiều hơn về đời sống riêng tư. Đa phần bệnh nhân bị "ký sinh" ngay sau các trục trặc như mất người thân, ly hôn.


Kính hiển vi nối ra màn hình 

Tuy mất nhiều thời gian cho những bệnh nhân này, Ridge vẫn đảm bảo các nhiệm vụ thông thường. Mới tháng 1 vừa rồi, một phụ nữ trung niên đem lọ có chứa các con bọ tới chỗ Ridge với khuôn mặt lo lắng. Cô trấn an rằng các con bọ này không hút máu hay mang dịch bệnh, và hướng dẫn bà dọn dẹp và khai quang những nơi có thể chứa tổ của chúng.

Theo cô, dù là bọ thật hay không, thì bản thân chúng không phải là vấn đề lớn. "Vấn đề nằm ở con người thôi", Ridge nói.

Tự xịt thuốc diệt côn trùng vào lỗ tai để giết gián

Con gián ở trong tai người đàn ông suốt 3 ngày, bất chấp mọi nỗ lực xua đuổi của ông.

Bấm xem ngay >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây