Những cách thể hiện tình cảm độc đáo, có một không hai
- Thứ ba - 16/08/2016 03:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
- 1
Người đàn ông giơ tay lên trời suốt 42 năm
Năm 1973, một người đàn ông sùng đạo ở Ấn Độ tên là Mahant Amar Bharti Ji đã quyết định giơ cánh tay phải lên trời như một biểu hiện của lòng tôn kính Shiva và nền hòa bình thế giới. Ông đã làm việc đó từ năm 1973 đến nay, tức khoảng 42 năm.
Hiện, cánh tay phải của ông chỉ còn da bọc xương và hoàn toàn vô dụng vì không cử động được. Nhưng nó đã trở thành biểu tượng đối với những người sùng bái thần Shiva ở Ấn Độ. Để làm được điều này, ông đã phải trả qua những ngày tháng vô cùng đau đớn và sau một thời gian cánh tay ông hoàn toàn bị teo lại và giữ nguyên tư thế giương cao lên trời, móng tay thì dài ra và xoắn lại.
Tuy nhiên, ông Mahant Amar Bharti Ji đã trở thành nguồn cảm hứng cho những người Hindu khác. Thậm chí có nhiều người còn học theo ông, giơ cánh tay phải lên để tỏ lòng thành kính với thần Shiva.
- 2
Chú chó trung thành đợi chờ chủ nhân suốt 9 năm
Hachiko là một chú chó Akita chào đời vào tháng 11 năm 1923 tại Nhật Bản. Chú là con vật cưng của giáo sư Ueno Eizaburo, trường Đại học Tokyo. Mỗi ngày, chú chó Hachiko đều đứng ở nhà ga Shibuya để đón chủ nhân của mình đi làm về, rồi họ cùng nhau đi bộ về nhà.
Tuy nhiên năm năm 1925, giáo sư Ueno bị xuất huyết não và qua đời. Hachiko không hiểu chuyện gì đã xảy ra và hàng ngày vẫn đứng ở nhà ga để đợi chủ nhân của mình đi làm về. Chú chó đứng như thế trong suốt 9 năm, dù đã trở nên già yếu.
Cuối cùng, vào tháng 3 năm 1935, chú đã gục xuống yên nghỉ tại chính nơi mà chú vẫn kiên trì đứng đợi chủ nhân mình suốt nhiều năm liền. Hachiko đã trở thành biểu tượng của lòng trung thành ở đất nước Nhật Bản. Tượng của chú chó Hachiko đã đươc dựng ngay tại chính sân ga nơi chú kiên trì đứng đợi chủ nhân suốt 9 năm.
- 3
Vị tu sĩ đã tình nguyện chết thay cho một người lạ ở Auschwitz
Maximilian Kolbe là một tu sĩ người Ba Lan sống tại nhà thờ Franciscan, nơi trú ẩn của hàng nghìn người tị nạn, bao gồm cả người do Thái trong suốt chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1941, ông đã bị bắt và bỏ tù năm 1941 tại trại tập trung khét tiếng Auschwitz.
Vào tháng 7 năm đó, 3 tù nhân đã trốn thoát. Để răn đe những tù nhân khác, chỉ huy SS đã ra lệnh bỏ đói mười tù nhân đến chết. Tuy Fr.Kolbe không nằm trong số đó nhưng ông đã tình nguyện thế chỗ cho 1 tù nhân khi người đó van xin.
Trong suốt quãng thời gian bị bỏ đói, Kolbe đã cầu nguyện và sau 3 tuần ông là người duy nhất còn sống sót. Cuối cùng ông bị xử chết bằng cách tiêm axit carbolic. Fr.Kolbe không ngần ngại đưa cánh tay của mình ra và sẵn sàng đón nhận cái chết. Nhờ tấm lòng hy sinh cao cả cho một người xa lạ, ông đã trở thành một vị thánh trong lòng nhiều người.
- 4
Ngôi mộ của những liệt sĩ vô danh được canh gác từ năm 1937
Lăng mộ của các liệt sĩ vô danh tại Nghĩa trang quốc gia Arlington đã được bảo vệ suốt ngày đêm kể từ ngày 02 tháng 07 năm 1937. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, tưởng niệm những người đã chiến đấu và hy sinh.
Năm 1948, lính canh gác lăng mộ chính thức tiếp quản nhiệm vụ cao cả này. Họ bước 21 bước (cùng 21 tiếng súng bắn) và thực hiện cứ 30 phút 1 lần vào mùa hè và 60 phút 1 lần vào mùa đông. Chỉ khoảng 700 người có vinh dự được trở thành lính canh ở nơi đây. Họ đã thực hiện nhiệm vụ này trong tất cả những ngày mưa bão, bao gồm cả cơn bão cát và sự kiện 11 tháng 9.
- 5
Cặp vợ chồng chưa bao giờ xa nhau dù chỉ 1 ngày trong 68 năm kết hôn
Ông George và bà Doroghty kết hôn với nhau vào năm 1946. Họ gặp nhau sau khi người chồng đầu tiên của Doroghty qua đời trong thời kỳ Thế chiến thứ II. Chuyện tình của họ bắt đầu từ việc George viết lá thư chia buồn đến Doroghty. Chính các bức thư qua lại đã kết nối tình cảm của họ.
Từ khi kết hôn, họ đã sống gắn bó và trong suốt 68 năm họ chưa một ngày nào rời xa nhau. Cặp đôi có với nhau hai người con trai, năm đứa cháu và hai đứa chắt.
Năm George 91 tuổi, ông bị mắc bệnh đau ngực và phải nhập viện. Thật kỳ lạ là hai ngày sau đó, Doroghty (92 tuổi) cũng phải nhập viện theo yêu cầu của bác sĩ. Họ cùng qua đời tại bệnh viện và mãi mãi được ở bên nhau dưới cõi vĩnh hằng.
- 6
Người đàn ông đọc nhật ký mà ông viết trong suốt 70 năm cho vợ hàng ngày
Ông Jack và bà Phyllis đã kết hôn được hơn 70 năm. Nhưng từ năm 2007, bà Phyllis bị bệnh mất trí nhớ và phải sống trong nhà dưỡng lão. Với tình yêu thương vô bờ bến, ông đã tận tụy chăm sóc bà mỗi ngày, đọc từng trang nhật ký ông viết hàng ngày từ năm 1938 để gợi lại những ký ức với bà.
Thật may là bà vẫn nhận ra được người chồng của mình và lúc nào cũng mỉm cười khi nghe ông đọc. Trong suốt 70 năm, người chồng vẫn đọc nhật ký cho vợ nghe hàng ngày. Tình yêu của họ đã chiến thắng được căn bệnh mất trí nhớ.
- 7
Người phụ nữ dành cả cuộc đời mình để cứu động vật trên toàn thế giới
Jan Creamer đã dành cả cuộc đời mình để cứu động vật trên toàn thế giới. Cô bắt đầu nghĩ đến việc đứng lên kêu gọi và bảo vệ quyền động vật lần đầu tiên khi cô được tặng cuốn sách nhỏ, trong đó cô nhìn thấy cảnh những chú chó bị ép hút thuốc lá trong phòng thí nghiệm.
Kể từ thời điểm đó, cô đã cùng với chồng mình, ông Tim thành lập ra Hiệp hội bảo vệ động vật quốc tế. Họ đi khắp thế giới để cứu giúp những con vật bị hành xử thô bạo. Thậm chí, cô từng bị sốt xuất huyết khi đang cứu 25 con sư tử khỏi Bolivia.
- 8
Người đàn ông hiến gan cho anh trai của mình
Hai anh em Chad và Ryan có tình cảm rất tốt với nhau. Nhưng Chad Arnold bị ốm yếu liên tục, và đến tháng 02 năm 2010 anh đã bị suy gan và rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Theo các bác sĩ, cách duy nhất để cứu sống Chad lúc này là cấy ghép gan từ một tử thi khác nhưng thật không may nó lại không có sẵn.
Vì vậy các bác sĩ quyết định cần hiến gan từ một người còn sống. Người em trai Ryan đã sẵn lòng tình nguyện hiến một phần lá gan của mình cho anh trai không một chút do dự. Thật không may, Ryan đã qua đời vì biến chứng sau khi phẫu thuật. Chad đã sống sót nhưng sự ra đi của Ryan thực sự là một nỗi mất mát lớn cho gia đình anh.
Bạn có thể tham khảo thêm các phong tục kỳ lạ trên thế giới: http://www.lamsao.com/nhung-phong-tuc-tap-quan-la-doi-khong-the-tin-duoc-p214a105462.html