Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Grab nói thị phần sau khi mua Uber vẫn dưới 30%, nhưng thực tế thì sao?

Grab nói thị phần sau khi mua Uber vẫn dưới 30%, nhưng thực tế thì sao?
Ngày 5/4 vừa qua, Grab đã gửi công văn trả lời Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường Việt Nam thấp hơn 30% nên đó là lý do Grab không thông báo về giao dịch cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

Ngày 5/4 vừa qua, Grab đã gửi công văn trả lời Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường Việt Nam thấp hơn 30% nên đó là lý do Grab không thông báo về giao dịch cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

> Uber và Grab đã quá coi thường luật pháp Việt Nam?

Tuy nhiên, tại buổi làm việc trực tiếp với Cục Cạnh tranh ngày 6/4, đại diện của GrabTaxi đã không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định của mình về thị phần tại Việt Nam. Cục cạnh tranh đã yêu cầu Grab cung cấp các căn cứ này, đồng thời đánh giá kỹ thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan để bảo đảm tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là, liệu thị phần của Grab có thể nào dưới 30% như hãng trả lời Cục cạnh tranh hay không?

Chúng ta đều biết rằng, từ khi Grab và Uber vào Việt Nam năm 2014 đến nay, nhắc đến các ứng dụng gọi xe công nghệ thì người tiêu dùng đều chỉ nhắc đến Grab và Uber. Theo một số liệu do chính Grab công bố lúc chưa có ý định mua Uber Đông Nam Á, thì thị phần của Grab tại Việt Nam là cao nhất, xấp xỉ 80%: 

Thông tin thị phần Grab trên thị trường đặt xe công nghệ, theo công bố của Grab

Theo bảng trên, thị phần của Grab trên thị trường đặt xe công nghệ cả ở Việt Nam và khu vực đều đang ở mức trên 50%, chưa tính thêm thị phần của Uber sau sáp nhập. Như vậy, việc Grab mua Uber Đông Nam Á có thể nằm vào một trong hai trường hợp mô hình tập trung kinh tế "phải báo cáo" và "bị cấm" của Luật cạnh tranh Việt Nam. 

Còn theo số liệu của Bộ GTVT khi báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện đề án 24/QĐ-BGTVT thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ quản lý vận tải hành khách, thì tính đến hết năm 2017, đã có 10 đơn vị tham gia cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện hợp đồng vận tải điện tử tại 4/5 địa phương được phép triển khai. Trong đó, địa bàn TP.HCM có 506 đơn vị vận tải, 3 nhà cung cấp phần mềm, với 21.601 xe tham gia thí điểm; thành phố Hà Nội có với 354 đơn vị vận tải, 7 nhà cung cấp phần mềm, với 15.046 xe tham gia thí điểm - theo một bài viết trên ICTnews.

Đáng chú ý là tại TP.HCM, tính đến 24/11/2017, có 114 đơn vị vận tải tham gia ký kết hợp đồng hoạt động thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng với Grab Việt Nam và số lượng xe được Sở GTVT cấp phù hiệu xe hợp đồng và tham gia hoạt động là 18.110 xe, chiếm 83,83% thị phần. Còn Uber, tính đến tháng 10/2017, Uber Việt Nam vẫn có 391 đơn vị vận tải tham gia ký kết hợp đồng hoạt động thí điểm và số lượng xe được Sở GTVT cấp phù hiệu xe hợp đồng và tham gia hoạt động là 3.614 xe. Trong khi đó, Công ty CP Ánh Dương Việt Nam có 377 xe và Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh có khoảng 100 xe.

Tương tự, tại Hà Nội có 7 đơn vị được hoạt động gồm trong đó lượng xe chủ yếu là Grab và Uber. Cụ thể, Công ty TNHH GrabTaxi cho hay hãng này có 11.474 xe chiếm 90,67%. Còn phía Uber cũng cho hay đơn vị này cung cấp cho 186 đơn vị vận tải, với 2.392 xe trên địa bàn thành phố Hà Nội. Lượng xe của các đơn vị khác gần như không đáng kể.

Với các căn cứ như trên, khó có thể nói thị phần của Grab và Uber cộng lại không đạt mức trên 30% thị trường gọi xe công nghệ!

Trước đó, hôm 26/3, Grab đã công bố thông tin về việc hãng mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab sẽ tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ của Grab (multi-modal transportation and fintech platform). Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.

Thương vụ Grab mua Uber không chỉ bị giám sát, nhắc nhở ở Việt Nam, mà các nước khác tại Đông Nam Á (Philippines, Singapore và Malaysia) cũng đang tiến hành điều tra vì lo ngại độc quyền, ảnh hưởng cạnh tranh. Hiện Ủy ban Cạnh tranh Singapore (CCS) đang yêu cầu Uber chưa được tắt ứng dụng tại nước này cho đến ngày 15/4 để chờ kết luận điều tra.

A.M

Nguồn tin: eneoia.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây