Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Made in Vietnam: Đừng để "húc đầu vào tường".

Made in Vietnam: Đừng để "húc đầu vào tường".
Startup đi sao chép từng là "mốt" bởi đây được xem là bước đi dễ thành công chỉ với công thức 99% sao chép+1% sáng tạo. Thế nhưng, hiện ở Trung Quốc – từng mệnh danh công xưởng của sao chép - cũng không còn áp dụng mô hình này nữa.

Sao chép được mà thành công cũng tốt

Các mô hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ sao chép có lợi thế đó là thừa hưởng “kinh nghiệm” của những mô hình đi trước đã thành công. Thậm chí, kẻ đi sau có thể tự điều chỉnh cho phù hợp thị trường hơn. Tuy nhiên, từ ý tưởng khởi nghiệp kiểu sao chép đến triển khai là một quãng đường dài mới "sờ" tới thành công.

Ngày mà internet còn sơ khai, mô hình sao chép sản phẩm, dịch vụ nước ngoài rồi phát triển ở nội địa trở thành mốt vì ít sự cạnh tranh và dễ thành danh. Ở Trung Quốc, Google có bản sao là trang tìm kiếm Alibaba hay bản sao eBay là Taobao,...

Sao chép trở thành mốt tới mức cuốn sách Copycats (ám chỉ sao chép, nhân bản) của tác giả Oded Shenkar còn chỉ ra rằng chỉ có 7% thị phần Startup đi tiên phong, còn lại là Copycats.

Các mô hình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ sao chép có lợi thế đó là thừa hưởng “kinh nghiệm” của những mô hình đi trước đã thành công.

Cách làm trên cũng rất thành công tại Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng thử hỏi, đến nay còn mấy ai nhớ đến những cái tên như Zing Deal, 1Top,...

Cùng vấn đề này, nhà đầu tư người Mỹ - Dave McClure với kinh nghiệm qua tay hơn 500 Startup còn đưa ra công thức 99% sao chép + 1% sáng tạo = thành công.

Thậm chí những kẻ đi sau còn làm tốt hơn, an toàn hơn, tránh được rủi ro bởi họ không phải những người đi đầu, chuột bạch, chưa hiểu rõ người dùng, chính sách, dò dẫm tìm đường...

Tuy nhiên, với môi trường internet hiện nay, có một nguyên tắc đó là “kẻ thống trị - số 1”. Chỉ có kẻ chiến thắng cuối cùng mới là người cầm chịch, dẫn dắt đó là những kẻ vượt trội, có khả năng sáng tạo và nắm giữ sức mạnh của người đi đầu thành công. Có thể hiểu nôm na như thế này, bạn sẽ chỉ dùng Google để tìm kiếm, chỉ dùng mạng xã hội Facebook… thay vì lựa chọn những công cụ thứ hai. Vì vậy, nếu sao chép mô hình dù bạn thành công tới mức là người đứng ngay sau (thứ hai) thì vẫn chết như thường.

Không “chất” thì húc đầu vào tường

Các mô hình sao chép dù thành công ở thời kỳ đầu nhưng cũng đã đến lúc, ngày tươi đẹp của các mô hình đó đã đi qua nhanh chóng. Có thể nhận ra, ở Việt Nam một số mô hình đã chìm nghỉm, thậm chí người dùng còn quên việc họ đã từng tồn tại. Ở Trung Quốc các công ty dù vẫn quan sát để học hỏi các công ty nước ngoài nhưng họ phải thay đổi và khác xa bản gốc. Mỗi sản phẩm, dịch vụ phải thoả mãn nhu cầu của người dùng bản địa, buộc họ phải sáng tạo, chưa kể phải cạnh tranh với kẻ khác cũng sao chép.

Đã qua thời đúng của công thức: 99% sao chép + 1% sáng tạo = thành công.

Một ví dụ đắt giá khác đó là các công ty sản xuất điện thoại Ấn Độ. Ban đầu các đối tác Trung Quốc đã đem tới người tiêu dùng Ấn Độ những chiếc smartphone giá hợp lý với thương hiệu Ấn Độ. Giờ đây chính doanh nghiệp Ấn Độ lại bị cạnh tranh bởi sản phẩm của các “công ty đối tác”.

Micromax – một thương hiệu smartphone hàng đầu Ấn Độ - từng ra những smartphone mỏng nhất thế giới để triệt hạ các đối thủ trong nước và những dòng smartphone Trung Quốc mới vào.  Việc làm này nhằm kéo đà rơi thị phần đang bị co hẹp bởi các thương hiệu Trung Quốc khác tràn vào bằng chiến dịch bán hàng online.

Thế nhưng Counterpoint đã có thống kê, 10 hãng điện thoại Trung Quốc tại Ấn Độ đã tăng thị phần gấp đôi, đạt 8% toàn thị trường chỉ trong vài tháng. Micromax, Karbonn và Lava (các thương hiệu di động của Ấn Độ) hồi đầu còn cho Samsung, Nokia "hít khói" bằng chiêu nhập di động Trung Quốc giá rẻ. Thế mà nay, chính các hãng Trung Quốc đã từng giúp họ, lại thu lợi từ thị trường 14 tỷ USD này với những sản phẩm cạnh tranh. Trong khi, các thương hiệu di động của Ấn Độ không có lợi thế gì khác, không có gì khác biệt.

Trở lại với các hãng điện thoại mác Việt “ruột tàu”, họ cũng khó có thể trụ được trước sự cạnh tranh từ điện thoại Trung Quốc. Và họ phải chấp nhận thực tế, mình càng teo tóp còn các điện thoại Trung Quốc ngày càng chiếm được thị phần.

Chính vì vậy, thương hiệu xe điện PEGA (HKbike) đang cố gắng làm ra sự khác biệt. Chẳng có gì là khó hiểu khi PEGA phải nội địa hoá và sử dụng động cơ điện của Bosch, pin Lithium của Samsung…

Chất lượng sản phẩm là cứu cánh giúp PEGA tồn tại, phát triển.

Sao chép, hay nhập hàng giá rẻ về bán lấy danh lúc này như đồn đoán của dân mạng về PEGA thì chẳng khác nào doanh nghiệp này tự đập đầu vào tường. Tuy nhiên, việc PEGA sản xuất xe điện 2 bánh mẫu mã mới, chất lượng cao là việc làm khá liều lĩnh khi xe Trung Quốc đang cầm chịch. Song, PEGA đã có thành công bước đầu với nhà máy hơn 100 tỷ đồng tại Bắc Ninh, hơn 230 cửa hàng chính hãng.

Lúc này, chất lượng sản phẩm là cứu cánh giúp PEGA tồn tại, phát triển. Cách làm của họ tương tự Sony. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sản phẩm của Nhật Bản có chất lượng thấp kém và Sony là một trong những hãng tiên phong làm nên thành công Made in Japan, khi họ đưa sản phẩm chất lượng cao tới Mỹ. Họ đã phải từ chối các đơn hàng số lượng lớn, chiết khấu cao với yêu cầu giảm chất lượng để giá rẻ hơn… dù đó là món hời. Cũng giống vậy, PEGA đã đầu tư rất lớn vào sáng tạo, tạo ra khác biệt cho sản phẩm và thoả mãn nhu cầu người dùng. Lần đầu tiên những chiếc xe điện Made in Vietnam không chỉ cạnh tranh trong nước, mà sẽ được bán ra toàn cầu. Và họ đáng được ủng hộ cho một “Made in Vietnam chính hiệu”.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây