Sóng radio lạ từ vũ trụ lao tới trái đất
- Thứ sáu - 12/08/2016 17:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ảnh minh họa: Swinburne Astronomy Productions |
Kính thiên văn Parkes tại bang New South Wales, Australia phát hiện 6 chùm sóng radio cực ngắn, cực nhanh và rất sáng trong thời gian gần đây. Sau đó, kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico bắt chùm sóng radio thứ 7. Chúng chỉ tồn tại trong vài phần triệu giây, Daily Mail đưa tin.
Trên thực tế, trong lúc kết hợp dữ liệu của kính thiên văn Parkes vào năm 2007, một số nhà thiên văn cũng đã thấy chùm sóng radio tương tự.
Với những phát hiện mới của hai kính thiên văn Parkes và Arecibo, các nhà khoa học hy vọng họ đang tiến thêm một bước trong nỗ lực tìm kiếm những tín hiệu lạ bên ngoài trái đất. Mặc dù chưa biết những sóng radio lạ xuất phát từ nguồn nào, họ dự đoán chúng có thể thoát ra từ những hố đen, thiết bị của sinh vật ngoài trái đất hay quá trình sát nhập của những ngôi sao xung.
"Chúng tôi là những người đầu tiên bắt sóng radio lạ trong thời gian thực. Thông thường chúng ta chỉ có thể phát hiện chúng vài tuần hoặc vài tháng sau khi chúng hình thành", Emily Petroff - một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Swinburne tại thành phố Melbourne, Australia - phát biểu.
Người bi quan sợ tận thế vì sao khổng lồ sắp nổ
Một ngôi sao khổng lồ cách trái đất khoảng 7.500 năm ánh sáng sắp tự hủy diệt và nhiều người lo vụ nổ của nó có thể tiêu diệt nền văn minh của chúng ta.
Một số đặc tính của sóng radio mà Emily và các đồng nghiệp phát hiện cho thấy nó phát sinh từ một nơi cách trái đất tới 5,5 tỷ năm ánh sáng.
"Trong vài phần triệu giây, nguồn mà sóng radio phát sinh có thể tạo ra năng lượng tương đương năng lượng mà mặt trời tạo ra trong một ngày", tiến sĩ Daniele Malesani, một nhà nghiên cứu của Đại học Copenhagen tại Đan Mạch và cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu, lập luận.
Xác định nguồn phát ra những sóng radio lạ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
"Chúng tôi đã giăng bẫy và giờ đây chúng tôi chỉ phải chờ một sóng radio nữa rơi vào bẫy", Emily khẳng định.