Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Tìm thấy robot thăm dò mắc kẹt suốt hai năm trên sao chổi

Tìm thấy robot thăm dò mắc kẹt suốt hai năm trên sao chổi
Các nhà khoa học phát hiện robot thăm dò Philae mắc kẹt trong rãnh nứt trên sao chổi qua bức ảnh chụp của tàu mẹ Rosetta.

robot thăm dò Philae mắc kẹt trong rãnh nứt trên sao chổi. Ảnh: OSIRIS.

Theo Mirror, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa tìm thấy robot thăm dò vũ trụ Philae sau hai năm mất tích, chỉ hai tuần trước khi các nhà khoa học quyết định phá hủy tàu mẹ Rosetta.

Philae được phát hiện hôm 2/9 bởi máy ảnh góc hẹp OSIRIS trên tàu vũ trụ Rosetta. Hình ảnh cho thấy thiết bị thăm dò nằm kẹt trong rãnh nứt dài 2,7 km trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. 

Tàu mẹ Rosetta dự kiến kết thúc nhiệm vụ của mình vào cuối tháng 9. Nó được cài đặt để đâm vào sao chổi, cũng có nghĩa là liên lạc với Philae sẽ bị chấm dứt. Bởi vậy, việc tìm thấy Philae đem đến niềm vui lớn cho các nhà khoa học. 

"Chúng tôi rất mừng khi có thể nhìn thấy hình ảnh chi tiết của Philae chỉ một tháng trước khi Rosetta hoàn thành sứ mệnh", Cecilia Tubiana, thành viên nhóm phụ trách máy ảnh OSIRIS, người đầu tiên nhìn thấy bức ảnh, cho biết. 

"Phát hiện giá trị này là kết quả của quá trình tìm kiếm kỹ lưỡng và kéo dài. Chúng tôi cho rằng Philae sẽ mất tích vĩnh viễn nhưng thật bất ngờ là thiết bị được tìm thấy vào phút cuối", Patrick Martin, người điều hành Rosetta tại ESA chia sẻ.

Tàu Rosetta được phóng lên vũ trụ vào tháng 3/2004 nhằm thực hiện một sứ mệnh kéo dài 10 năm, săn lùng một sao chổi trong Thái Dương Hệ trong một nỗ lực khám phá những bí ẩn liên quan đến quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất.

Rosetta thả robot thăm dò Philae xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào năm 2014. Tuy nhiên, con tàu mất tích sau 60 giờ do hết năng lượng. Lần cuối cùng Philae liên lạc với tàu mẹ Rosetta là vào năm 2015, khi nó đến gần Mặt Trời và nhận thêm năng lượng.

Xem thêm:  Robot Philae rơi vào trạng thái 'ngủ đông'

Hiền Anh

Nguồn tin: vnexpress.net

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây