Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn "thủy quái" không xương thời hiện đại

Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn "thủy quái" không xương thời hiện đại
Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay.

Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay.

Sinh vật mới được đặt tên là Minjinia turgenensis thuộc về một nhóm cá lớn được gọi là "cá nhau thai", nhóm sinh vật cổ đại đã tiến hóa thành cá mập và tất cả các động vật có xương sống có quai hàm khác.


Cận cảnh mẫu hóa thạch có thể làm thay đổi lịch sử cố sinh vật học - (ảnh: Martin Brazeau).

Nhóm nghiên cứu từ Anh và Mông Cổ đã kiểm tra một phần vỏ não và mái hộp sọ của Minjinia turgenensis và tìm thấy dạng mô xương chính bên trong các loài xương sụn. Khám phá này cho thấy "mầm mống" của các loài xương sụn đã tồn tại bên trong những con cá thời kỳ trước khi cá mập xuất hiện, và lại ở ngay trong loài họ hàng thân cận với tổ tiên trực hệ của cá mập.

Điều này cho thấy các loài xương sụn như cá mập phải tiến hóa từ các vị tổ tiên có xương cứng. Nói cách khác, từ những sinh vật sơ khai, tổ tiên cá mập đã tiến hóa để sở hữu bộ xương cứng hoàn chỉnh, sau đó tự làm tiêu biến đi và thay thế bằng xương sụn. Điều này trái ngược với suy nghĩ trước đây là động vật xương sụn có trước, sau đó mới tiến hóa thành các sinh vật có xương sống cứng cáp.

Tiến sĩ Martin Brazeau, từ Khoa Khoa học Sự sống thuộc Đại học Hoàng gia London và Khoa Khoa học Trái đất thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh), tác giả chính của nghiên cứu cho biết chính bộ xương tiến hóa thành xương sụn đã giúp cá mập trở nên nhẹ nhàng hơn – bộ xương sụn của nó chỉ bằng một nửa trọng lượng so với khung xương cứng cùng kích thước.

Sự tiến hóa tưởng chừng ngược đời này đã giúp cá mập thích nghi hoàn hảo với cuộc sống dưới đại dương, di chuyển nhẹ nhàng và nhanh nhạy hơn. Có thể chính điều đó đã giúp họ hàng cá mập biến thành loài cá toàn cầu đầu tiên, hùng cứ các đại dương khắp thế giới từ 400 triệu năm trước và cho đến ngày nay vẫn là loài thủy quái nguy hiểm bậc nhất.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.

  • Đàn ông sẽ “diệt vong” nếu nhiễm sắc thể Y biến mất?
  • 14 sự thật chứng minh hóa học hiện diện trong cuộc sống hàng ngày
  • Bí mật "cỗ máy" tiêu tốn 1,5 tỷ USD tại Mỹ: Thứ gì khiến nó sống sót ở mức nhiệt 1.377 độ C?

Nguồn tin: eneoia.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây