Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Quái vật đại dương khổng lồ nặng 40 tấn, đối thủ đáng gờm nhất của siêu cá mập Megalodon

Quái vật đại dương khổng lồ nặng 40 tấn, đối thủ đáng gờm nhất của siêu cá mập Megalodon
Sinh trưởng trong giai đoạn khủng long phát triển rực rỡ nhất ở kỷ Jura (cách đây khoảng 155 triệu năm), Liopleurodon được coi là vua biển cả.

LLiopleurodon là quái vật biển khổng lồ sống đơn độc, ẩn mình dưới dòng nước, lao đến tấn công con mồi với vận tốc cực lớn, tận dụng sức nặng của cơ thể để gây tổn thương lớn cho con mồi, dù đó là những kẻ săn mồi đáng gờm khác.

Sinh trưởng trong giai đoạn khủng long phát triển rực rỡ nhất ở kỷ Jura (cách đây khoảng 155 triệu năm), Liopleurodon được coi là vua biển cả. Sở hữu kích thước cơ thể khổng lồ cùng khả năng săn mồi cừ khôi, Liopleurodon thường được so sánh với siêu cá mập khổng lồ Megalodon .


Liopleurodon là loài bò sát biển lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

Megalodon sống trong giai đoạn từ 23 – 3,5 triệu năm trước, phân bố gần như khắp các đại dương trên Trái đất và trở thành "cỗ máy ăn thịt" đứng đầu chuỗi thức ăn trong suốt một thời gian dài.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai loài sinh biển khổng lồ này chạm trán nhau?

Vua biển cả thời khủng long


Vua biển cả Liopleurodon.

Liopleurodon thường bị nhầm là khủng long, sống ở giai đoạn cuối kỷ Jura (cách đây khoảng 155 triệu năm). Liopleurodon có hình dạng khá đặc biệt với 4 chân đóng vai trò như mái chèo.

Trong chương trình Walking With Dinosaurs năm 1999 của đài BBC, Liopleurodon được phác họa là vua biển cả với chiều dài lên tới 25 mét và nặng 150 tấn. Những chiếc răng của Liopleurodon dài tới 30cm, riêng chiều dài bộ hàm là 3 mét và chiều dài hộp sọ lên tới 5 mét.

Sở hữu bộ hàm dài và những chiếc răng sắc nhọn, Liopleurodon dễ dàng khuất phục những cá sấu biển, cá khổng lồ Leedsichthys , ichthyosaurs và thậm chí cả những loài bò sát biển khổng lồ khác.

Liopleurodon có chiếc mũi rất đặc biệt với khả năng cảm nhận mùi dưới biển. Nó giúp Liopleurodon phát hiện ra con mồi ở khoảng cách xa. Điểm yếu lớn nhất của Liopleurodon là cần phải nổi lên mặt nước để thở, giống như một số loài cá voi ngày nay.

Dù vậy, trong suốt vòng đời, Liopleurodon cũng có lúc lui tới vùng nước nông để sinh sản, theo BBC.

Năm 2003, mẫu hóa thạch của Liopleurodon được tìm thấy ở Mexico. Hóa thạch có chiều dài tới 18 mét nhưng vẫn là con non. Đây là bằng chứng khẳng định rằng Liopleurodon có thể còn phát triển lớn hơn nữa, theo BBC.

Gần đây, các nhà cổ sinh vật học nhận định, loài bò sát biển như Liopleurodon có thể chỉ dài 13-15 mét và nặng 30-40 tấn. Kích thước này vẫn là một trong những loài sinh vật biển lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất, tương đương với cá nhà táng và siêu cá mập Megalodon.

Kịch bản đại chiến siêu cá mập Megalodon


Phác họa hình ảnh bò sát cổ đại Liopleurodon.

Liopleurodon và siêu cá mập Megalodon không phải là hai loài sinh vật biển sống cùng thời. Vậy nên rất khó có thể dự đoán con nào xứng đáng được coi là kẻ săn mồi đáng gờm nhất của biển cả.

Trang scified.com từng đăng tải bài phân tích giả định, rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai loài sinh vật này chạm trán nhau ở đại dương. Dưới đây là đoạn trích về cuộc chạm trán này.

Đó là buổi sáng đẹp trời trên Trái đất. Ở cách bờ khoảng vài km, một con Liopleurodon bơi một mình. Nó ngoi lên lấy dưỡng khí và rồi lại lặn xuống. Liopleurodon đã ngửi thấy mùi lạ cách đó không xa.

Một kẻ săn mồi khác đã xâm nhập vào lãnh địa của nó. Liopleurodon lần theo dấu vết, không biết rằng sinh vật mình sắp đối mặt là thứ gì.

Cách đó không xa là một con cá mập khổng lồ Megalodon. Lãnh địa của nó mới bị kẻ khác cướp mất, nên nó đang tìm nơi định cư mới. Vùng biển mà nó bơi đến có vẻ như khá phù hợp, giàu dinh dưỡng, đầy ắp cá, mực và các loài sinh vật biển khác.

Mọi chuyện có vẻ ổn cho đến khi Megalodon nhìn thấy một sinh vật to lớn tương đương bơi đến gần mình. Đó là Liopleurodon. Siêu cá mập nhận ra rằng nó phải chiến đấu nếu muốn giành quyền kiểm soát lãnh địa này.


Bộ hàm đáng sợ của Liopleurodon.

Megalodon liền lặn sâu xuống dưới nước để ngụy trang. Toàn thân màu xám tối giúp siêu cá mập như biến mất dưới biển sâu. Liopleurodon không hề nhìn thấy đối phương tung đòn tấn công trước.

Megalodon tung đòn cắn sở trường, nhưng chỉ trúng vào phần chân của Liopleurodon, khiến đối phương đổ máu. Đến lượt mình, Liopleurodon dang rộng bộ hàm khổng lồ và xé rách một phần da cá mập.

Megalodon đáp trả bằng cú quẫy đuôi mạnh vào đầu, khiến vua biển cả tạm thời bị choáng. Tận dùng thời cơ này, siêu cá mập lặn xuống một lần nữa, tận dụng sức nặng, lao thẳng vào người đối phương, gây nội thương.

Nó cũng cắn mạnh vào phần đuôi, khiến Liopleurodons mất một mảng ở đuôi. Liopleurodon nhận ra rằng phải chủ động tấn công nếu muốn chiến thắng.

Nó bơi nhanh hơn cá mập, cắn vào đuôi đối phương, xé một mảnh vây, rồi lật ngửa được siêu cá mập. Nếu giữ được đối phương đủ lâu ở tư thế này, con cá mập sẽ chết.

Tuy nhiên, Liopleurodon gặp phải một vấn đề. Nó đang cạn dưỡng khí, cần phải ngoi lên để thở. Biết được rằng cá mập cần thời gian để hồi phục, Liopleurodon nhả đối phương, ngoi lên hít một hơi dài.

Đến lúc này, nó đã có đủ dưỡng khí cho một giờ ở dưới biển. Kể từ đây, cuộc chiến hoàn toàn nghiêng về Liopleurodon. Nó cắn mạnh vào nơi cá mập dễ bị tổn thương nhất. Đó là mang. Đòn tấn công nhằm vào mang khiến con cá mập gặp khó khăn để thở.

Cuối cùng, Liopleurodon tung đòn kết liễu, cắn đứt hoàn toàn đuôi cá mập, khiến đối phương nằm bất động.

Mất khoảng một giờ để Megalodon chết vì mất máu. Liopleurodon từ từ tận hưởng chiến lợi phẩm lớn. Những loài ăn thịt khác ngửi thấy mùi máu cũng kéo đến đòi chia phần, nhưng chúng đều giữ khoảng cách, không muốn chọc giận vua biển cả.

  • Chó và mèo nhìn thấy thế giới như thế nào?
  • Nếu không có sa mạc, nền văn minh Ai Cập liệu có tồn tại?
  • Bảy vật dụng phổ biến ban đầu được phát minh để dùng trong quân đội

Nguồn tin: eneoia.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây