Phát hiện "cây ma cà rồng" đỏ như máu cực quý hiếm
- Thứ tư - 16/09/2020 07:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo mô tả của các nhà khoa học, nó thực sự là một loại thực vật ký sinh rất hiếm, có vảy, quấn các sợi dây hút chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.
Được đặt tên là Langsdorffia, "cây ma cà rồng" sống trong rừng và thảo nguyên ở Trung, Nam Mỹ, Madagascar và Papa New Guinea. Chúng tạo ra những bông hoa màu đỏ tươi.
Hình ảnh loài thực vật ký sinh còn được gọi là “cây ma cà rồng”.
Bốn loài Langsdorffia khác biệt hiện được biết đến là các loại thực vật holoparasitic không tự quang hợp. Thay vào đó, chúng sử dụng những chiếc vòi giống như xúc tu dưới lòng đất để lấy chất dinh dưỡng từ rễ của nhiều loài thực vật khác nhau, dựa vào vật chủ để sinh tồn.
Việc thiếu chất diệp lục dẫn đến một bông hoa đỏ như máu trông giống như một thứ gì đó đến từ đáy đại dương chứ không phải ở rừng. Tuy nhiên, rất may chúng không gây hại cho con người.
Mặc dù màu sắc hoa dễ nhận biết và hình dạng đặc trưng của chúng, ít người biết đến những cây ký sinh này. Có vẻ như sự nở rộ của Langsdorffia sẽ đi cùng với cái chết của các loài thực vật khác trong khu vực.
Tác dụng của những cây này đối với hệ sinh thái xung quanh vẫn chưa được khám phá. Điều này một phần là do Langsdorffia rất hiếm nên chưa có nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó là chúng chỉ được tìm thấy ở những địa điểm xa xôi và chỉ nở hoa trong điều kiện khô ráo.
Tiến sĩ Chris Thorogood từ Khoa Khoa học Thực vật tại Vườn Bách thảo Đại học Oxford cho rằng nên đưa loại thực vật ký sinh này vào bộ sưu tập thực vật địa phương để mở rộng hiểu biết của chúng ta về hệ sinh thái của chúng.
Để thụ phấn, Langsdorffia tiết ra mật hoa ngọt ngào để thu hút các loài chim và côn trùng khác nhau đến hút mật của chúng trong điều kiện khô cằn của mùa khô. Điều thú vị là trong các loại Langsdorffia tiết ra mật hoa theo những cách khác nhau.
Mặc dù rất hiếm nhưng việc bảo tồn Langsdorffia đang được tiến hành với hy vọng có những nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, bảo vệ những khu rừng mà chúng đang cư trú là vô cùng quan trọng.
- "Cửa sổ vỡ" – lý thuyết tội phạm học gây tranh cãi
- Sét đánh vào đường dây điện cao thế, cả tòa nhà cao tầng "phun lửa" khiến nhiều người kinh hãi
- Rắn râu - Loài rắn duy nhất có râu trên đầu