Ở lâu trong vũ trụ, não của các phi hành gia thay đổi ra sao?
- Thứ tư - 09/09/2020 10:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mất 7 tháng để chỉ số não của các nhà khoa học trở lại bình thường sau khi trở về Trái đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Não của các phi hành gia có những thay đổi nhất định sau khi bay vào vũ trụ. (Ảnh: Sputnik).
Để tìm hiểu ảnh hưởng của việc ở lâu trong không gian đối với cấu trúc não bộ, các nhà nghiên cứu tới từ Australia, Bỉ, Đức và Nga đã nghiên cứu cấu trúc não của 11 nhà du hành vũ trụ Nga. Trung bình mỗi người ở khoảng 171 ngày liên tục trên ISS.
Các nhà khoa học đã chụp MRI khuếch tán não cho mỗi phi hành gia 3 lần, một lần trước chuyến bay vào vũ trụ và hai lần sau khi trở về Trái đất.
Kết quả cho thấy có những thay đổi về cấu trúc và chức năng não sau chuyến bay vào vũ trụ. Đặc biệt, do ở tình trạng không trọng lực một thời gian, sự phân bố của chất trắng và chất xám trong não của các phi hành gia có sự thay đổi.
Não thất tăng lên và dịch não tủy cũng nhiều hơn.
Theo các chuyên gia, bằng cách này, hệ thần kinh thích nghi với tình trạng không trọng lượng và tăng tải trọng lên các vùng não, trong đó có vùng chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động.
Các nhà khoa học lưu ý rằng 7 tháng sau khi các nhà du hành vũ trụ quay về Trái đất, các chỉ số não của họ trở lại bình thường.
- Cậu bé 5 tuổi chấn thương nứt hộp sọ, 20 tuổi trở thành người tính nhanh nhất thế giới
- Phải chăng loài người thời cổ đại đều bị mù màu xanh lam?
- Câu chuyện về chiếc can đựng xăng - Thứ đã mang lại lợi thế cho Đức quốc xã thời thế chiến thứ 2