Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Lần đầu nhân bản thành công loài ngựa nguy cấp

Lần đầu nhân bản thành công loài ngựa nguy cấp
Con ngựa non tên Kurt là ngựa hoang Mông Cổ nhân bản thành công đầu tiên trên thế giới, trở thành biểu tượng sinh tồn cho loài của nó.

Con ngựa non tên Kurt là ngựa hoang Mông Cổ nhân bản thành công đầu tiên trên thế giới, trở thành biểu tượng sinh tồn cho loài của nó.

Các chuyên gia cho biết Kurt được nhân bản từ vật liệu bảo quản đông lạnh 40 năm trước, góp phần hồi sinh sự đa dạng di truyền tưởng chừng đã biến mất suốt nhiều thập kỷ. "Con ngựa non này sẽ là một trong những cá thể quan trọng nhất về mặt gene đối với loài của nó", nhà động vật học Bob Wiese, giám đốc khoa học đời sống của tổ chức phi lợi nhuận San Diego Zoo Global, cho biết. "Chúng tôi hy vọng nó sẽ mang lại sự đa dạng di truyền cho tương lai của quần thể ngựa hoang Mông Cổ".


Ngựa hoang Mông Cổ là loài ngựa bản xứ ở vùng thảo nguyên Trung Á.

Ngựa hoang Mông Cổ hay còn gọi là Przewalski (Equus ferus przewalskii) là loài ngựa bản xứ ở vùng thảo nguyên Trung Á. Số lượng ngựa bản xứ lang thang trên thảo nguyên sụt giảm mạnh sau Thế chiến II do săn bắn, cạnh tranh từ gia súc và mùa đông khắc nghiệt. Lần cuối cùng ngựa hoang Mông Cổ được nhìn thấy trong tự nhiên là năm 1969.

Một số cá thể vẫn còn sống trong vườn thú. Tổng cộng 12 con ngựa hoang Mông Cổ được đưa vào chương trình nhân giống nuôi nhốt. 11 con được bắt trong tự nhiên từ năm 1899 đến năm 1902 và một con bắt vào năm 1947. Nhờ chương trình nhân giống này, hiện nay trên thế giới có khoảng 2.000 con ngựa hoang Mông Cổ. Tuy nhiên, các nhà bảo tồn phải đương đầu với vấn đề sự đa dạng di truyền thấp, khiến quần thể ngựa thích nghi kém với các áp lực tiềm ẩn hoặc thay đổi môi trường.

Số lượng nhỏ cũng làm hiện tượng trôi dạt di truyền (biến động ngẫu nhiên của yếu tố di truyền trong quần thể) trở nên nổi trội hơn, dẫn tới một số đặc điểm biến mất. Trên hết, các quần thể nhỏ có sự tương đồng về mặt di truyền có khả năng giao phối cận huyết cao hơn. Kết quả là những đặc điểm không mong muốn lan rộng trong quần thể.

Năm 1980, các nhà khoa học lấy mẫu vật từ con ngựa hoang Mông Cổ tên Kuporovic và bảo quản ở cơ sở lưu trữ Frozen Zoo của vườn thú San Diego. Kuporovic sống từ năm 1975 đến năm 1998. Phân tích phả hệ nhân giống nuôi nhốt hé lộ Kuporovic có tổ tiên là hai con ngựa hoang dã. Điều này có nghĩa nó có sự đa dạng di truyền lớn hơn bất kỳ cá thể cùng loài nào còn sống ngày nay. Hơn 20 năm sau, Kurt chào đời với vật liệu di truyền của Kuporovic.

Vườn thú San Diego phối hợp với tổ chức bảo tồn động vật hoang dã Revive & Restore và công ty nhân bản thú cưng ViaGen Equine để tạo ra phôi thai, sử dụng vật liệu di truyền của Kuporovic. Phôi thai này được cấy vào một con ngựa cái thuần chủng (Equus ferus caballus) và chào đời khỏe mạnh hôm 6/8/2020 sau thời gian mang thai bình thường. Nó được đặt tên theo nhà sáng lập Frozen Zoo là Kurt Benirschke.

"Con ngựa hoang Mông Cổ non khỏe mạnh và hoạt động bình thường", Shawn Walker, giám đốc khoa học ở công ty ViaGen Equine, chia sẻ. "Nó sẽ húc đầu và đá chân nếu chỗ ở bị xâm phạm và liên tục bú sữa từ ngựa mẹ".

  • Khoảnh khắc thú vị: Cá sấu bố cõng trăm con trên lưng
  • Phát hiện mộ cổ rùng rợn của một "xác sống" 400 năm tuổi
  • Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Nguồn tin: eneoia.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây