Kính viễn vọng bằng 30 sân bóng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc
- Thứ sáu - 09/09/2016 23:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dự án xây dựng Kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 m (FAST) của Trung Quốc tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã bước vào giai đoạn cuối cùng, theo People's Daily Online. Ảnh: Xinhua. |
Mặt đĩa khổng lồ của FAST được hoàn thành sau 5 năm với đường kính 500 m, tương đương 30 sân bóng đá. Chính quyền địa phương đã di dời 8.000 cư dân khỏi khu vực để đảm bảo khoảng không rộng thoáng cho FAST vận hành. Ảnh: Imaginechina. |
FAST cần không gian yên tĩnh trong phạm vi bán kính 10 km để hoạt động. Chính quyền địa phương ban hành quy định nghiêm cấm mọi hoạt động săn bắn, đốn gỗ, khai hoang và xây dựng không phù hợp trong khu vực từ 25/9. Ảnh: Xinhua. |
Dự án FAST bắt đầu vào tháng 3/2011 với chi phí 180 triệu USD. Việc lắp đặt 4.450 tấm kính hình tam giác trên mặt kính viễn vọng hoàn tất vào ngày 3/7. Ảnh: Xinhua. |
Nhiệm vụ của kính viễn vọng FAST là tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Với độ nhạy cao, FAST có thể phát hiện những tín hiệu vô tuyến rất yếu. Thiết bị cũng được sử dụng để nghiên cứu sâu hơn về dải Ngân Hà và tìm kiếm những ngôi sao hình thành đầu tiên. Ảnh: Xinhua. |
Sau khi đi vào hoạt động từ cuối tháng 9, FAST sẽ trải qua quá trình hiệu chỉnh. "Hai hoặc ba năm đầu tiên sau khi khánh thành, FAST sẽ được điều chỉnh. Trong khoảng thời gian đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng nó cho nghiên cứu bước đầu", Peng Bo, giám đốc Phòng thí nghiệm Công nghệ Thiên văn Vô tuyến NAO, cho biết. Ảnh: Xinhua. |
Các nhà khoa học Trung Quốc mất 17 năm để tìm ra vị trí đủ lớn để xây dựng kính viễn vọng FAST. Ảnh: Xinhua. |
Trong 7 cột thu tín hiệu của FAST, 5 cột được sản xuất trong nước và hai cột còn lại là sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc với các tổ chức ở Australia và Mỹ. Ảnh: Xinhua. |
Khi khánh thành, FAST sẽ vượt qua Đài thiên văn Arecibo ở Puerto Rico, trở thành kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Xinhua. |
Xem quá trình xây dựng kính viễn vọng FAST
Xem thêm: Ảnh chụp từ kính viễn vọng Hubble hé lộ cái chết của Mặt Trời
Phương Hoa