Giới khoa học “bóc mẽ” những điểm bất cập trong cấu tạo cơ thể người
- Thứ năm - 26/04/2018 10:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, dù được coi là “kẻ thống trị” của trái đất nhưng dưới góc độ khoa học, cơ thể con người lại không thực sự hoàn hảo. Trái lại, không ít bộ phận trên người chúng ta lại có kết cấu “bất cập” đến khó hiểu!
Trên thực tế, những thứ mà chúng ta nuốt vào như thức ăn hay nước uống, cùng với không khí ta hít thở sẽ đi chung một con đường vào cơ thể, do thực quản và khí quản của con người giao nhau. Chính vì vậy, chúng ta sở hữu thêm một cơ quan có tên là “Nắp thanh quản”.Chức năng chính của bộ phận này là đậy khí quản lại trong lúc nhai, nhằm ngăn đồ ăn hay thức uống rơi nhầm vào đó. Tuy nhiên, đôi lúc Nắp thanh quản lại không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ví dụ như khi bạn cười trong lúc đang ăn, thực phẩm hoàn toàn có thể “nhầm đường” và khiến bạn bị sặc. Do sự thiếu toàn diện trong kết cấu cơ thể này, con người không thể vừa thở, vừa nuốt thức ăn cùng một lúc (ngoại trừ trẻ sơ sinh).
Sau khi rụng hết các răng sữa, người trưởng thành chỉ còn một hàm răng duy nhất để sử dụng đến suốt cuộc đời. Trong trường hợp một trong những chiếc răng này rụng mất, cơ thể chúng ta hoàn toàn không có cơ chế mọc thêm một chiếc răng khác để thay thế. Bên cạnh đó, hàm răng của con người lại có một vài chiếc răng không thực sự cần thiết, đáng nói nhất chính làrăng khôn . Trên thực tế, những chiếc răng hết sức khó chịu này là sự thích ứng của cơ thể con người với điều kiện sống thời nguyên thủy, khi mà tổ tiên chúng ta phải nhai những thứ rất cứng và dai. Ở thời điểm hiện tại, khi thức ăn đều đã được tinh chế để trở nên mềm hơn, những chiếc răng Khôn gần như là vô dụng.
Gần như toàn bộ cơ thể chúng ta đều được bảo vệ bởi lớp xương hết sức rắn chắc, điển hình như các cơ quan trọng yếu là: não bộ, tim, phổi… Tuy nhiên, thật khó hiểu khi một khu vực cũng chứa nhiều cơ quan quan trọng khác là vùng bụng lại chỉ được che chắn bằng vài lớp cơ mỏng. Hệ quả của việc này là hệ tiêu hóa bao gồm: dạ dày, ruột non, ruột già…lại cực kỳ dễ bị tổn thương dưới tác động của ngoại lực.
Chân người có tất cả 26 xương. Sở dĩ đôi chân của chúng ta cấu tạo phức tạp như vậy là để thích nghi với việc leo trèo và sống trên cây, vào thời nguyên thủy. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng ta dành gần như toàn bộ thời gian để đi lại, chạy nhảy dưới mặt đất. Trong các hoạt động này, có nhiều bộ phân như: gân, cơ, xương (chuyên phục vụ cho việc leo trèo) gần như không được sử dụng. Hệ quả của việc cấu tạo của đôi chân chưa tiến hóa kịp với lối sống mới chính là các tình trạng bệnh lý thường gặp khi di chuyển như: chuột rút, bong gân,trật khớp….
Theo các nhà khoa học, điểm bất hợp lý nhất trên cơ thể con người lại chỉ nằm trên người của phái đẹp. Cụ thể, cơ quan này chính là “Tầng sinh môn”. Trải qua quá trình tiến hóa hàng triệu năm,cơ thể con người đã có những thay đổi lớn so với loài vượn để thích nghi tối đa với cuộc sống mới. Tuy nhiên, Tầng sinh môn lại cho thấy sự bất cập của mình khi có kích thước quá hẹp. Cấu tạo kém hoàn chỉnh này không chỉ mang đến những cơn đau thấu xương, khi phụ nữ sinh con, mà còn dễ gây chấn thương cho cơ thể người mẹ và thậm chí là có thể dẫn đến tử vong.