Dạy con tuổi teen, bắt đầu từ đâu?
- Thứ hai - 10/10/2016 04:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Muôn vàn thách thức trong nuôi dạy con tuổi Teen
Trước khi trở thành cha mẹ, chúng ta đều đã từng trải qua lứa tuổi “ẩm ương” giống như các con, hơn ai hết chúng ta đều hiểu, độ tuổi này có bao nhiêu những khó khăn, bao nhiêu thay đổi về ngoại hình, tính cách,...rất khó có thể kiểm soát.
Yêu sớm…
Nếu như trước đây, tuổi học trò rung động bằng những lá thư, hay đôi khi chỉ là nhìn nhau cười hoặc cái nắm tay thì ngày nay, tình yêu thời công nghệ lại khiến phụ huynh lo lắng hơn bao giờ hết.
Không khó để đọc được những tin tức như: Học sinh cấp 2 yêu nhau giữa lớp, Học sinh cấp 1 tung ảnh khóa môi, nữ sinh đánh ghen,...cùng với đó là hình ảnh các em học sinh cấp 2 đi học với váy ngắn, áo bó, phấn son lòe loẹt. Như vậy, là cha mẹ dù chúng ta có tinh thần thép đến đâu cũng không thể không lo lắng cho đứa con của mình.
Thản nhiên ôm nhau tại nơi công cộng của các cặp đôi cấp 2 (Ảnh Internet)
Chị Hà (Hà Nội)- phụ huynh có con là học sinh cấp 2 trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “ Con trai thì còn đỡ, con gái thì vô vàn nỗi lo. Con gái mình cũng rung động một cậu bạn nào đó lớp bên, từ lúc đó phấn son, vay vóc đủ kiểu. Mình muốn cấm cũng chẳng được vì giờ chúng nó nghĩ khác lắm. Giờ chỉ có thể sắp xếp thời gian đưa đón con đi học, không để nó một mình lang thang, chơi bời là được. Mong nó lớn chút biết suy nghĩ rồi sẽ hiểu nỗi khổ của mình”.
Xa cách…
Bên cạnh nỗi lo con yêu sớm thì cha mẹ ngày nay còn phải đối mặt với một thử thách khó khăn hơn là con càng ngày càng trở nên xa cách.
“Rất khó để nói chuyện với con. Muốn hỏi con tình hình trên lớp, muốn tâm sự với con nhưng mình lại chẳng biết nên nói gì và bắt đầu từ đâu. Nhiều khi hỏi con chỉ nhận lại được câu trả lời “Không có gì mẹ ạ, mọi chuyện vẫn thế” nên mình cũng không tiếp tục” chị Hương cho biết.
Càng lớn con càng không muốn chia sẻ tâm sự với cha mẹ (Ảnh: Internet)
Đa số phụ huynh khi nói về vấn đề này đều “không biết bắt đầu từ đâu” khi muốn nói chuyện với con, cho con biết mình quan tâm, lo lắng. Nó đã tạo nên sự ngăn cách trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con
Bên cạnh đó, lứa tuổi này các con thường có suy nghĩ độc lập, muốn tự quyết định và ghét bị gò bó, kiểm soát. Nếu cha mẹ hỏi quá nhiều hoặc không tâm lý sẽ khiến các con cảm thấy khó chịu, bị ép buộc dẫn đến chán ghét, xa cách và lẩn trốn.
Thụ động, ỷ lại, lười biếng,...
Căn bệnh chung thường thấy của phần đông người làm cha mẹ tại Việt Nam là bao bọc con một cách quá đà. Không ít phụ huynh khi được hỏi đều nói rằng: Tuổi này các con chỉ cần ăn học là đủ, những việc khác không cần quan tâm, cha mẹ làm là được.
Yêu thương quá đà khiến trẻ ỷ lại và không có suy nghĩ giúp đỡ cha mẹ (Ảnh: Internet)
Yêu thương, đầu tư cho con học tập là tốt, nhưng làm hết mọi việc giúp con sẽ khiến các con sinh ra tâm lý ỷ lại, dần dần hình thành suy nghĩ “mọi việc đã có bố mẹ lo”, dẫn đến hệ quả con lười biếng, thụ động, không biết giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ người xung quanh.
Giải pháp nào cho cha mẹ?
Có một thực tế là các bậc phụ huynh cho con đi tham dự rất nhiều những lớp học thêm, những khóa học năng khiếu, học kỹ năng rất nhiều nhưng chưa bao giờ đi học một lớp học nào dành cho cha mẹ, một lớp học dạy cách nuôi con cái. Trong khi làm cha mẹ là một nghề vinh quang nhất và có quá nhiều kiến thức, kỹ năng.
Chúng ta muốn con thay đổi nhưng lại chưa bao giờ nghĩ đến bản thân chúng ta phải thay đổi. Vậy vấn đề bắt nguồn từ các con hay từ chính chúng ta?
Ngày 8.10 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình “Cha mẹ toàn năng”- với chủ đề Bạn đồng hành của con tuổi teen của tổ chức giáo dục Viet Future.
Là một Tổ chức về lĩnh vực đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, VietFuture với những chuyên gia nổi tiếng nhiều năm nghiên cứu về các kiến thức giáo dục, luôn đau đáu trong việc đào tạo về thái độ, kỹ năng sống cho các con lứa tuổi teen- với khóa học nổi tiếng Thiếu niên siêu đẳng.
Hiểu được rằng, việc thay đổi và phát triển của con không chỉ tác động ở con mà phải từ phía bố mẹ và thầy cô, nên Viet Future có những chương trình cộng đồng dành cho cha mẹ và thầy cô để cung cấp những kiến thức, phương pháp giáo dục tích cực.
Chương trình có sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu có danh tiếng:
Mr Why – Phạm Ngọc Anh, với 16 năm kinh nghiệm nghiên cứu đào tạo phát triển con người đã giúp giải quyết hàng ngàn trường hợp khúc mắc giữa bố mẹ và con cái, giúp nhiều gia đình hạnh phúc và tốt đẹp hơn.
Tiến sỹ Vũ Thu Hương - chuyên gia tâm lý và giáo dục giới tính, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người có rất nhiều những bài báo chuyên sâu về dạy con.
Chị Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng đương đại Đỗ Nhật Nam với những bài học được đúc rút từ chính quá trình nuôi dạy Nhật Nam và chuyên môn về giáo dục đặc biệt của chị tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Mr.Why- Phạm Ngọc Anh chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân trong quá trình nuôi dạy con cái tại chương trình “Cha Mẹ Toàn Năng”
Chương trình không chỉ là những kiến thức, kỹ năng mà “search mạng là có”, mà hơn hết là những kinh nghiệm bạn có thể áp dụng vào các tình huống thực tế cụ thế. Quan trọng nhất cha mẹ sẽ biết rõ nguồn gốc của vấn đề, cũng như lý do đủ lớn cho việc bạn cần hành động, cần thay đổi.
Điểm đặc biệt của “Cha Mẹ Toàn Năng” chính là chương trình này dành cho phụ huynh của những Thiếu Niên Siêu Đẳng. Nó là chương trình phi lợi nhuận với một mong muốn rất thiêng liêng của những người có tâm: “Mang đến những điều tốt đẹp nhất, điều kiện phát triển tốt nhất cho thế hệ trẻ tương lai”. Và “ Muốn con thay đổi, thì bố mẹ cần phải thay đổi trước tiên!”
Nếu bạn lo lắng cho con, nếu bạn muốn đem đến cho con điều tốt nhất bạn phải là người thay đổi trước. Con sẽ tự đạt được thành công khi có một người đồng hành giàu kinh nghiệm và luôn ủng hộ chúng ở ngay bên cạnh.
Các quý phụ huynh và học sinh truy cập trang web: http://vf.edu.vn/ để tìm hiểu cụ thể hơn về chương trình “Cha mẹ toàn năng”.