“Bố mình nói nếu chưa xin được việc thì học tiếp lên Thạc sĩ”
- Thứ tư - 02/11/2016 17:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với cụm từ “cử nhân thất nghiệp”, thanh công cụ tìm kiếm Google cho ra 374.000 kết quả trong 0,49s. Trong khi đó với cụm “thạc sĩ thất nghiệp”, “bàng hoàng” hơn khi chỉ trong 0,39s có tới 392.000 kết quả. Bạn Kiên, sinh viên một trường Đại học chia sẻ: “Ở lớp Đại học của mình khi ra trường những người học kém nhất thì học lên cao học. Thực tế ở nhà bố mình cũng nói nếu chưa xin được việc thì học tiếp lên thạc sĩ”
Vì đâu nên nỗi?
Tình trạng chung của đa số sinh viên ra trường hiện nay khi bị trượt phỏng vấn là: trách móc. Trách nhà tuyển dụng lúc nào cũng đòi hỏi mình phải có kinh nghiệm, trong khi không có cơ hội thử sức thì kinh nghiệm đâu ra? Trách yêu cầu cao mà mức lương không tương xứng... Thật ra, luôn có nhiều hơn một vấn đề đáng bàn sau mỗi màn phỏng vấn, thế nhưng các nhà tuyển dụng nói gì?
Anh T.A, trưởng phòng nhân sự một công ty truyền thông chia sẻ: “Một số bạn ra trường chưa có kinh nghiệm, có mỗi tấm bằng đi xin việc nhưng lại yêu cầu lương khởi điểm 8 triệu/tháng, ai dám nhận? Trong khi, trưởng phòng có kinh nghiệm khoảng 10 năm của công ty lương khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Điều đó một phần đánh giá các bạn về ý thức giác ngộ công việc, tuy nhiên đó không phải lý do chính. Chuyện đáng nói ở đây là nhiều bạn trong 4 năm học Đại học không đi làm thêm, không bổ sung kĩ năng mềm và đặc biệt không có tiếng Anh thì thực sự rất khó để chúng tôi tiếp nhận. Trong môi trường quốc tế hội nhập, đôi khi chỉ cần biết tiếng Anh là sự nghiệp của bạn đã bước thêm một bước khá xa so với bạn bè trang lứa rồi”
Và cuối cùng vẫn là những câu chuyện cũ, không phải thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức mà là thiếu tiếng Anh, thiếu kỹ năng mềm.
Bí kíp không bao giờ thất nghiệp
Hiện nay nhiều bạn sinh viên mới chỉ học năm thứ 3 nhưng đã kịp dắt túi vài kinh nghiệm làm thêm, chạy sự kiện hay là cộng tác viên viết bài cho báo. Điều này thực sự không tiêu tốn bao nhiêu thời gian của các bạn nhưng lại đem đến nguồn kinh nghiệm vô giá. Thế nhưng kinh nghiệm chỉ là điều kiện cần, trong bối cảnh hội nhập và chia sẻ hợp tác hiện nay, bạn cần có thêm điều kiện đủ để tiếp cận với thế giới và tiếng Anh chính là miếng ghép cuối cùng của bức tranh đó. 95% nhà tuyển dụng trả lời sẵn sàng trả lương cao hơn đến 30% cho các ứng viên biết tiếng Anh. Thực tế, trong những trường hợp kinh nghiệm của bạn còn quá ít ỏi, chưa đủ sức tìm một công việc chuyên môn phù hợp thì bạn vẫn có thể bắt đầu sự nghiệp với một vị trí trợ lý ở các công ty nước ngoài và học hỏi dần dần. Hay chí ít, làm một translator (phiên dịch viên) cũng là một lựa chọn không quá tệ.
“Nếu chưa xin được việc” thì đừng “học lên tiếp lên thạc sĩ”
Học thạc sĩ luôn là một lựa chọn sáng suốt. Tuy nhiên hãy quyết định học khi điều đó thực sự cần cho chính tương lai bởi tấm bằng thạc sĩ chỉ dành cho những ai đã kết thúc quá trình học Đại học, có chút ít kinh nghiệm và có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Chứ “thạc sĩ” không phải là danh từ để chỉ những người đi học vì thừa thời gian, vì đang thất nghiệp. Nếu bản thân vẫn chưa hoàn chỉnh các kĩ năng, thì bạn không cần nghe “bố bảo” hay lời khuyên của bất cứ ai, mà chính bạn phải hiểu rằng, ngay lúc này điều mình cần là đi học tiếng Anh chứ không phải thạc sĩ.
Đồng hành cùng lộ trình phát triển sự nghiệp của bạn, Apollo 360 tiếp tục gửi tới chương trình “Làm chủ sự nghiệp, vững bước tương lai” với ưu đãi lớn 4 tháng học miễn phí dành cho 100 người đầu tiên đăng ký.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập https://goo.gl/uZKwpu
Hoặc liên hệ hotline 1800-6969