Đây là cách Samsung từng bước biến S-Pen thành vũ khí "độc tôn"
- Thứ bảy - 13/08/2016 11:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một trong những điều người ta nói đến nhiều nhất về chiếc Samsung Galaxy Note là bút S-Pen đi kèm Đến nay, nhiều nhà sản xuất cũng thử sức trên sân chơi này tuy nhiên Samsung vẫn chưa thực sự có một đối thủ xứng tầm. Thành công đến với S-Pen không phải câu chuyện "một sớm một chiều". Ông lớn công nghệ Hàn Quốc đã từng bước nỗ lực cải thiện trải nghiệm người dùng mà chiếc bút nói trên mang lại từ dòng Note đầu tiên.
1. Samsung Galaxy Note - Bước chân bẽn lẽn đầu tiên
S-Pen lần đầu tiên xuất hiện vào mùa hè năm 2011 cùng sự ra đời của chiếc Samsung Galaxy Note đời đầu. Lúc bấy giờ, thế giới công nghệ đã không khỏi sững sờ trước chiếc điện thoại có màn hình lên tới 5,3 inch này.
So với bút S-Pen trên Note7, S-Pen đi kèm chiếc Note đầu tiên khá "thô sơ". Vận hành trên nền tảng Android 2.3 Gingerboard, phần mềm của Samsung lúc bấy giờ không được chuẩn bị để tận dụng hết những tiện ích mà S-Pen có thể mang lại. Ứng dụng S Memo ban đầu cũng chỉ có một số ít tính năng cho phép chọn ngòi bút viết thông thường. Trong khi đó, ứng dụng Photor Editor cũng chỉ được trang bị một vài tính năng cơ bản dành cho S-Pen, giúp người đọc chỉnh ảnh thú vị hơn. Nên nhớ rằng, ở những năm 2011, việc vẽ linh tinh lên ảnh bằng bút thông tin đã là một tính năng thú vi, tuy nhiên lại không mang lại nhiều lợi ích về trải nghiệm cho người dùng.
2. Samsung Galaxy Note2 - Tăng tốc
Ở chiếc Note2, Samsung tiến hành thiết kế lại toàn bộ phần nhìn của chiếc S-Pen cùng khả năng cảm nhận tới 1.024 lực nhấn, gấp bốn lần độ nhạy có trên chiếc S-Pen đầu tiên. Tuy nhiên, điềm nhấn lớn nhất đi kèm chiếc bút S-Pen mới là những tính năng hay về phần mềm được tích hợp vào hệ điều hành Android 4.1 Jelly Bean, trong đó có thể kể đến ứng dụng ghi chú S Note với nhiều tính năng hỗ trợ chữ viết tay thú vị.
Chiếc S-Pen trên Note2 cũng đánh dấu sự xuất hiện của tính năng Air View, cho phép người dùng đưa bút lên một icon/ email hoặc tệp tin media nào đó để truy xuất một màn hình nhỏ "xem trước" mà không cần rời khỏi màn hình hiện tại. Ví dụ, trong ứng dụng lịch năm S Planner, khi đưa bút lên thông tin một cuộc hẹn, một cửa sổ nhỏ sẽ hiện ra mang tới các thông tin chi tiết được nhập trước đó:
Một tính năng hấp khác khác mà Note2 S-Pen mang lại cũng không thể không nhắc tới là Easy Clip. Bằng cách nhấn và giữ nút S-Pen, người dùng có nhanh chóng khoanh vùng và cắt một phần nội dung trên màn hình, chuyển vào các ứng dụng email, ghi chú hay xử lý hình ảnh để lưu trữ. Cuối cùng, S-Pen trên Note2 sở hữu khả năng "gọi" một cửa sổ xổ ra tự động mỗi khi người dùng lấy bút ra khỏi thân máy.
3. Samsung Galaxy Note3 - Ngày càng quyến rũ
Tiếp nối thành công của Note2, Note3 được thiết kế với vẻ ngoài ngày càng giống một chiếc bút trong thực tế. Nó cũng được giới thiệu kèm theo hàng loạt tính năng hấp dẫn, nhắm vào đối tượng người dùng quan tâm đến năng suất làm việc khi sử dụng điện thoại.
Tính năng Action Memo trên Note3 đã giúp ứng dụng S Note "toàn năng hơn" bằng cách có thể nhận diện ngữ cảnh của đoạn ghi chú và phản hồi lại theo các cách thức tương ứng khác nhau Giả sử, một ghi chú bao gồm thông tin liên lạc có thể được tự động chuyển đổi thông minh thành một dòng danh bạ mới trong ứng dụng danh bạ. Tính năng Scapbook trong khi đó có thể được xem là một phần mở rộng của Easy Clip có trên Note2 khi cho phép người dùng thêm vào nhiều thông tin hơn từ những phần "màn hình" được cắt khi sử dụng trình duyệt web.
Một tinh năng mới khác cũng cho thấy khả năng của chiếc Note3 cùng bút S-Pen là S Finder. Tính năng này theo đó có khả năng nhận diện chữ viết tay và cho phép người dùng kìm kiếm các ghi chú dựa trên các kí tự. Từ đây, người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng các ghi chú viết tay của mình.
4. Samsung Galaxy Note4 - Tiếp tục cải tiến
Mỗi chiếc bút S-Pen đi cùng các phiên bản Note khác nhau đều được đón nhấn những thay đổi nhất định từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, thành thực mà nói thì phải đến phiên bản thứ 4, những nâng cấp mới thực sự trở nên rõ rệt. S-Pen đi cùng Note4 theo đó có khả năng nhận diện 2.049 lực nhấn khác nhau, cao gấp đôi khả năng của chiếc bút có trên Note3.
Về mặt phần mềm, Samsung giới thiệu tới người dùng tính năng Smart Select với khả năng ngày càng "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Giả sử, bạn có thể lấy chiếc S-Pen ra, chọn một địa chỉ trên màn hình và Smart Select sẽ tự động gửi thông tin này đến ứng dụng Goole Maps để nhận thông tin chỉ đường.
5. Samsung Galaxy Note5 - Chiếc bút với ít nhiều... tai tiếng
Note5 là chiếc bút dài, mong manh và trơn tru nhất Samsung từng sản xuất. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà nó gặp phải. Trong đó đáng chú ý nhất là việc đút ngược bút S-Pen có thể khiến nó bị kẹt và nếu cố tình lấy bút ra, hệ thống tự đẩy có trên Note5 có thể sẽ... bị hỏng. Vụ việc này nhanh chóng gây ra nhiều tranh cãi và bất bình đối với người dùng. Tuy nhiên, Samsung đã nhanh chóng sửa sai bằng trong các lô sản phẩm sau đó bằng cách tạo ra cơ chế không cho đút bút vào máy trong trường hợp đút ngược.
Hệ điều hành Android 5.1 và giao diện người dùng TouchWiz tất nhiên cũng có thêm một số tính năng dành cho S-Pen, có thể kể đến viết cả khi màn hình tắt, viết trên file PDF, chụp ảnh màn hình kiểu cuộn trang và Air Command được tích hợp sâu, hiện diện ở tất cả mọi nơi trong giao diện người dùng.
6. Samsung Galaxy Note7 - Vẽ dưới nước
Có thể bạn chưa biết, bán kính ngòi bút của S-Pen đi kèm Note7 chỉ dừng lại ở con số 0,7 mm (giảm xuống từ 1,6 mm trên thiết bị tiền nhiệm). Đầu bút nhỏ hơn giúp S-Pen mô phỏng cảm giác viết giống thật hơn. Samsung bên cạnh đó cũng tiếp tục cải thiện độ nhạy của S-Pen với khả năng cảm nhận 4.096 lực nhấn khác nhau. Đáng chú ý, tương tự Note7, S-Pen cũng có thể chống nước, điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng bút để viết ngay cả khi đang... ngâm nước.
Tính năng Air Command trên Note7 lúc này có thêm hai tính năng mới là Magnify (phóng to nội dung trên màn hình) và Translate (hỗ trợ dịch thuật), giúp nâng trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới. Một tính năng thú vị khác đi kèm S-Pen mới nhất cũng không thể không kể đến chế độ "quay hình màn hình" điện thoại và biến nó thành một hình ảnh GIF với độ dài tối đa 15 giây.
(Tổng hợp)