Kỳ lạ: Ngôi làng mà đàn ông lấy nhiều vợ chỉ vì "thiếu nước"
- Thứ bảy - 03/12/2016 11:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người ta chỉ nghe đến chuyện lấy nhiều vợ vì ham muốn, lấy nhiều vợ vì mê gái xinh, lấy nhiều vợ vì do “nhu cầu sinh lý” cao… thế nhưng ở một vùng đất của Ấn Độ đàn ông lấy nhiều vợ chỉ vì một lý do duy nhất “vì thiếu nước”.
Thông tin trên Daily mail cho hay, ngôi làng có tên là "Denganmal" ở Maharashtra, chỉ cách thành phố Mumbai 150 km, với số dân là 500 người. Ở ngôi làng này thu hút sự chú ý của nhiều người bởi đàn ông nơi đây thường lấy rất nhiều vợ, và í tai dừng lại ở mức “1 vợ 1 chồng”.
Ban đầu, những người đàn ông này sẽ lấy người vợ thứ nhất nhằm mục đích sinh con, duy trì nòi giống. Sau đó, họ mới nghĩ đến chuyện kết hôn với rất nhiều phụ nữ tiếp theo. Nếu như ở các nước khác đàn ông sẽ “đi bước nữa” khi vợ đầu đã chết, hay hai người li dị thì ở Denganmal, Maharashtra những người đàn ông này lấy tiếp vợ 2, vợ 3, vợ thứ… n ngay cả khi vợ cả còn sống, và đang sống hạnh phúc bên nhau.
Ở bất cứ mùa nào trong năm thì ngôi làng này cũng khan hiếm nước, các giếng trong làng khô cạn, cư dân không có đủ nước để sinh hoạt, nên ở đây ít khi có gia súc, bởi chúng đã chết khô vì thiếu nước. Ngôi làng này bị cách biệt với những làng khác và không có mạch nối với các nguồn nước khác.
Các giếng cạn khô khiến mọi người phải đi bộ cả chặng đường dài cùng nhau để tìm nước. Hàng ngày những người phụ nữ này sẽ đi bộ khoảng 12 tiếng và mang theo chiếc bình 15 lít để lấy nước về. Nhà nào càng có nhiều phụ nữ thì sẽ càng lấy được nhiều nước.
Người đàn ông nào có nhiều vợ sẽ cảm thấy hạnh phúc, 1 bà vợ sẽ được giao trọng trách ở nhà lo cơm nước, còn lại đều ra ngoài tìm nước, cho dù phải đi từ sáng đến tối.
Đối với dân làng Denganmal ở phía tây Ấn Độ, nguồn nước uống duy nhất chỉ tồn tại ở 2 cái giếng dưới chân một ngọn núi đá gần đó. Vì vậy, việc đi bộ tới đó dưới cái nóng oi ả và chờ đợi để tới lượt lấy nước có thể mất hàng tiếng đồng hồ.
Chính phủ ước tính, năm ngoái đã có hơn 19.000 người ở Maharashtra đã không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Tình trạng càng trở nên bi đát, khi Ấn Độ đang đối mặt với hiểm họa hạn hán, với lượng mưa vì gió mùa dự kiến còn thấp hơn mức trung bình.