Hình phạt nào cho hung thủ tàn ác thảm sát 4 bà cháu ở Quảng Ninh?
- Thứ ba - 27/09/2016 11:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như chúng tôi đã đưa tin, sáng ngày 24/9 tại ngôi nhà chị Vũ Thị Thanh (TP Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ thảm sát gây rúng động dư luận. Theo đó, khi chị Thanh đi làm ca về thì phát hiện tại nhà có mẹ ruột, 2 con và 1 cháu ruột bị chết do có tác động thương tích, nghi có dấu hiệu án mạng.
Các nạn nhân được xác định gồm bà Nguyễn Thị Hát, SN 1955 là mẹ ruột chị Thanh; 2 con của chị Thanh là: cháu Phạm Đình Hưng, SN 2007 và cháu Phạm Thu Hà, SN 2008 và cháu ruột chị Thanh là Vũ Khánh Huyền, SN 2013 (con chị gái).
Với hành động giết người dã man, Doãn Trung Dũng sẽ phải chịu hình phạt cao nhất của pháp luật.
Sau khi xảy ra vụ án mạng lực lượng công an đã khoanh vùng và truy tìm nghi can số một của vụ trọng án đó là Doãn Trung Dũng (sinh năm 1971, trú tại tổ 07, khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Sau 2 ngày lần tránh, cuối cùng đối tượng Dũng đã bị bắt khi đang trên đường bỏ trốn.
Trược sự việc nghiêm trọng trên luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng LS Nguyễn An – Đoàn LS TP Hà Nội) cho rằng, vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại ngôi nhà của chị Vũ Thị Thanh với hậu quả đặc biệt lớn có tới 04 nạn nhân bị giết chết bao gồm: bà Nguyễn Thị Hát, SN 1955 là mẹ ruột chị Thanh; 2 con của chị Thanh là: cháu Phạm Đình Hưng, SN 2007 và cháu Phạm Thu Hà, SN 2008 và cháu ruột chị Thanh là Vũ Khánh Huyền, SN 2013 (con chị gái).
Căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi và các tài liệu điều tra ban đầu đã thu thập được có cơ sở xác định là vụ án “Giết người, cướp tài sản” gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ hình sự để tiến hành điều tra vụ án theo quy định của pháp luật.
Được biết, vợ nghi phạm DoãnTrung Dũng là cháu gọi bà Nguyễn Thị Hát (nạn nhân trong vụ sát hại) là dì ruột, nên việc hắn ra tay sát hại chính những người họ hàng của vợ vì mục đích cướp tài sản là vô cùng bất nhân, bất nghĩa. Đối tượng DoãnTrung Dũng từng có 2 tiền án, mãn hạn tù được khoảng 5 năm nay.
Theo luật sư Thơm, với động cơ mục đích giết người để cướp tài sản và tước đoạt tính mạng của cả các cháu nhỏ là hành vi vô cùng tàn ác với đồng loại, không còn tính người của đối tượng gây án.
Hành vi đó đã xâm phạm quyền được sống là quyền cao quý nhất của con người được Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ. Hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây tang thương mất mát cho gia đình người Bị hại và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây bất bình trong dư luận cả nước nên cần phải xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật.
“Nếu đối tượng gây án có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và khi phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên thì bản án nghiêm khắc nhất là khó tránh khỏi, kể cả trong trường hợp đồng phạm cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội”, luật sư Thơm chia sẻ.
Từ những nhận định nêu trên, luật sư Thơm cho rằng, hành vi phạm tội của đối tượng gây án đã phạm Tội giết người; Tội cướp tài sản; Tội phạm và hình phạt được qui định tại điểm a, c, g, p Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự; Điều 133 Bộ luật hình sự.
Điều 93, Bộ luật hình sự quy định về Tội giết người như sau: 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; c) Giết trẻ em; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; p) Tái phạm nguy hiểm; Điều 133. Tội cướp tài sản 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Văn bản hướng dẫn e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. |