Đề bài yêu cầu điền "Con có... như nhà có nóc", bật cười với đáp án của bé lớp 2
- Thứ ba - 04/01/2022 19:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo Bộ GDĐT, môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học có ý nghĩa hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp.
Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện học sinh các thao tác tư duy, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đồng thời, bồi dưỡng tình yêu và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Do lượng kiến thức thức và cần bồi dưỡng liên tục nên môn Tiếng Việt hầu hết được học mỗi ngày. Cũng từ đây nhiều tình huống ngộ nghĩnh, đáng yêu xảy ra khi học sinh cấp 1 học môn học này.
Khánh An với tác phẩm điền vào chỗ trống. Ảnh: NVCC
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, chị Nguyễn Nga, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, con gái Khánh An của chị đang học lớp 1 ở một trường tiểu học trên địa bàn quận. Do dịch Covid-19 nên học sinh nghỉ ở nhà học online. Thời gian rảnh, chị Nga lại in các bài tập trên mạng cho con làm thêm.
Mới đây, trong bài tập điền vào chỗ trống trong câu ca dao về công lao to lớn của bố mẹ, Khánh An đã điền như sau:
Con có ông bà như nhà có nóc.
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi ông bà trăm đường con hư.
Công ông như núi Thái Sơn
Bà mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Những câu ca dao tưởng chừng như quen thuộc tới mức nằm lòng với tất cả mọi người thì với lứa tuổi như Khánh An lại vô cùng lạ lẫm. Thế nên thay vì ghi "cha mẹ" thì cô bé đã suy luận, điền vào chỗ trống hai từ "ông bà".
Chị Nguyễn Nga và con gái Khánh An. Ảnh: NVCC
Chị Nga chia sẻ thêm: "Có thể bài viết con nhầm ở đoạn trên nói về ông bà nên ở dưới cũng nghĩ chủ đề như vậy. Tuy nhiên, mặc dù từ bé con ở với bố mẹ, chỉ cuối tuần và ngày lễ tết mới về quê thăm ông bà nhưng thời đại công nghệ 4.0 nên con hay được nói chuyện cùng ông bà qua mạng xã hội. Tình cảm thân thiết, yếu quý của con dành cho ông bà cho dù ở xa nhưng vẫn như ở cùng".
Tiết lộ về con gái, chị Nga cho hay: "Học lực con khá nên dù học online từ đầu năm học tới giờ con vẫn hoàn thành bài để nộp cô giáo đúng thời hạn. Ngoài các môn học chính, con thích hát và vẽ nhưng chỉ có điều tính cách con hơi rụt rè trước người lạ".
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: https://danviet.vn/de-bai-yeu-cau-dien-con-co-nhu-nha-co-noc-be-gai-lop-2-ghi-luon-2-tu...
Bài văn lạ