"Cô giáo" online dùng từ tục tĩu, gửi ảnh nhạy cảm: Cứ lên mạng dạy học đều là giáo viên?
- Chủ nhật - 22/08/2021 04:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng mạng xã hội hiện nay, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng phải vận động theo xu thế mới. Trong đó, công việc dạy học cũng có những biến chuyển theo thời cuộc, hình thành nên phương pháp học online, livestream qua mạng.
Không quá khó để nhận ra rằng, ngày nay, chỉ cần lướt facebook hoặc tìm kiếm từ khóa là nhanh chóng có thể tìm thấy các giáo viên online với các lớp học trực tuyến, với đủ bộ môn: từ kiến thức văn hóa như Anh, Toán, Văn, Vật Lý, Hóa học… cho tới các lớp học kỹ năng mềm, giao tiếp, nghệ thuật sống… thậm chí là cả các khóa học làm giàu, thay đổi vận mệnh.
Những lớp học online tràn lan trên mạng, với hàng loạt các "giáo viên", chuyên gia...
Mỗi một lớp học online này sẽ có mức phí và hình thức đóng phí khác nhau. Theo quảng cáo, người đứng lớp đều những "cô giáo", "thầy giáo" có phương pháp dạy mới, thú vị, hấp dẫn, truyền đạt kiến thức tốt cho học sinh, số lượng học sinh đông, tỷ lệ học sinh thi đỗ trong các kì thi cao…
Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tiếp những câu chuyện không mấy tích cực về các giáo viên online khiến không chỉ các bậc phụ huynh lo lắng mà chính bản thân các em học sinh cũng vô cùng bức xúc.
Gần đây nhất, mạng xã hội truyền tay nhau những màn “bóc phốt” liên hoàn về một cô giáo dạy văn online khá nổi tiếng ở Hà Nội. Cô giáo này có tên T.P.T (SN 1998), sở hữu fanpage hơn 20.000 lượt follow. Cô giáo P.T bị tố ở rất nhiều vấn đề bao gồm: giảng dạy thiếu chuyên nghiệp, dùng tự tục tĩu, nói đốp chát, không đúng với tính chất của một giáo viên. Ngoài ra, cô còn gửi ảnh nhạy cảm vào group học tập, tự tin thái quá về bản thân, chê bai các đồng nghiệp khác, tự vỗ ngực nhận mình không thua kém ai…
Một trong các bài "bóc phốt" cô giáo P.T của các bạn học sinh đã từng theo học khóa học online của cô giáo này
Sẵn sàng mày - tao với học sinh...
Đăng hình nhạy cảm gửi thẳng vào group cho học sinh
Hay trước đó, cộng đồng mạng từng xôn xao về những hành động lạ của cô giáo Minh Thu khi livestream giảng bài. Có thể kể đến “liên hoàn phốt” của cô giáo này như việc một bạn học sinh để lại bình luận, góp ý cô giáo nói giọng quá to, có thể gây khó chịu cho người nghe. Thay vì giải thích nhẹ nhàng, cô giáo này trợn mắt, quát vào màn hình (một cách tương tác với học sinh). Rồi thay vì tập trung vào giảng bài thì cô giáo lại “sa đà” quá vào các thử thách vô bổ, thậm chí là… kỳ quặc được một vài thành viên xem livestream đề nghị.
Đặc biệt, sau khi nổi tiếng cô giáo Minh Thu còn bị “bóc phốt” chưa tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội, dạy sai kiến thức chuyên môn.
Những trạng thái cảm xúc, lời nói của cô giáo M.T vấp phải sự chỉ trích khá lớn của dân mạng
Chuẩn mực nào cho “giáo viên online”?
Ở Việt Nam, nghề giáo luôn là nghề được cả xã hội trân trọng. Nghề giáo không chỉ là khái niệm dùng cho những người truyền đạt kiến thức, hơn hết, người giáo viên còn là người dạy cách sống, cách làm người cho các thế hệ học sinh. Bởi thế, nghề giáo được coi là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Những người đã chọn nghề truyền bá tri thức đòi hỏi phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng, cư xử đúng mực, tôn trọng học viên cũng là cách tôn trọng chính bản thân mình, giúp cho việc chia sẻ kiến thức thêm hiệu quả. Dù hình thức và phương pháp giảng dạy như thế nào, thì phẩm chất đạo đức của nhà giáo cần được đặt lên hàng đầu, coi đó là thành tố cơ bản, nền tảng cần phải có trong nhân cách nhà giáo.
Tuy nhiên, việc nhiều người tự xưng giáo viên lên mạng dạy học, cùng những hành xử chưa đúng mực trong thời gian vừa qua đã và đang dấy lên một hồi chuông về vấn đề kiểm soát danh xưng giáo viên, bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng như chính người dùng MXH cần có khung tham chiếu, đánh giá chất lượng dạy-học và giao tiếp, ứng xử của họ có phù hợp để được xem là những thầy giáo, cô giáo hay không.
Bộ GD-ĐT đã có quy định cụ thể về trình độ và tiêu chuẩn đạo đức của nhà giáo. Khoản b Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp những người ngoài ngành Sư phạm mà muốn đi dạy thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Theo quy định trên, người không học sư phạm vẫn có thể được làm giáo viên. Để trở thành giáo viên, người chưa có bằng cử nhân sư phạm bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên có các khối kiến thức chung: Tâm lý học giáo dục, Giáo dục học, Lý luận dạy học, Đánh giá trong giáo dục, Quản lý nhà nước về giáo dục, Giao tiếp sư phạm, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm...
Mục tiêu chung của chương trình là người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở từng cấp học.
Thực tế cho thấy, ai cũng có thể lên MXH để chia sẻ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng.... nhưng không phải thông tin nào được rao giảng cũng đúng với kiến thức trong sách giáo khoa hoặc dựa trên nền tảng khoa học. Và không phải cứ dạy học trên MXH, kênh có lượng theo dõi tương tác lớn thì người đó đủ tiêu chuẩn để được gọi là một giáo viên.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-giao-online-dung-tu-tuc-tiu-gui-anh-nhay-cam-cu...
Tin tức 24h