Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Bố mẹ ly hôn, cậu bé có đôi chân khuyết tật xin đi rửa bát thuê kiếm tiền ăn học

Bố mẹ ly hôn, cậu bé có đôi chân khuyết tật xin đi rửa bát thuê kiếm tiền ăn học
Vi Mạnh Hùng xin rửa bát thuê kiếm cơm ngày ba bữa. Ban đầu người chủ e ngại vì sợ em vất vả, không làm được việc nhưng vì thương cho cậu học sinh nghèo ham học, chủ quán đã đồng ý. 

Vi Mạnh Hùng (học sinh lớp 12, trường THPT Tương Dương 1, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) được cộng đồng mạng biết đến qua một đoạn video ngắn trên Tiktok. Hình ảnh cậu học trò nghèo, khuyết tật ở chân nhưng sau giờ học vẫn tranh thủ đi rửa chén thuê khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Em Vi Mạnh Hùng - Học sinh trường THPT Tương Dương 1. Ảnh: Nguyễn Anh Tài 

Sinh ra tại một xã vùng núi, từ chỗ ở của em chưa có đường ra huyện vì bao quanh bởi lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, nơi đây được biết đến là ốc đảo biệt lập nhất tỉnh Nghệ An. Để đến trung tâm huyện Tương Dương, từ chỗ em Hùng phải mất hơn 3 giờ chạy ô tô. Rồi từ Nhôn Mai lại ngồi thuyền máy xuôi lòng hồ Bản Vẽ, đến trung tâm xã Hữu Khuông mất khoảng hơn 1 giờ nữa. 

Quãng đường di chuyển khó khăn nhưng vì tinh thần ham học, Hùng lên học ở trường bán trú trong xã, 2-3 tuần mới về một lần, trải qua những năm tháng THCS đáng nhớ. 2 năm về trước, Hùng lại tiếp tục ra huyện để học THPT với quyết tâm đỗ đại học, được làm công việc yêu thích và chăm lo cho ông bà và người mẹ có vấn đề về sức khỏe. 

Bố mẹ ly hôn từ năm em 6 tuổi, Hùng và đứa em gái nhỏ hơn 3 tuổi được ông bà nội cưu mang. Với Hùng, việc đi học là để không trở thành gánh nặng cho người khác và làm chỗ dựa cho gia đình. Em là dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn nên được hỗ trợ tiền ăn, tiền sinh hoạt phí 1 triệu đồng mỗi tháng và miễn phí phòng ở kí túc xá.

Tuy vậy, cuộc sống của em vẫn khá chật vật. Năm học lớp 11, Hùng quyết định xin đi làm thêm nhưng không có công việc nào phù hợp. Nghĩ mãi, em đến gặp chủ quán ăn gần trường xin phụ việc. Ban đầu người chủ e ngại vì sợ em vất vả, không làm được công việc trong quán nhưng vì thương cho cậu học sinh nghèo ham học, chủ quán đã đồng ý. 

Em Hùng đang rửa chén tại quán ăn gần trường, em luôn nở nụ cười hiền lành dễ mến. Ảnh: Nguyễn Anh Tài

Cứ 6 giờ sáng hàng ngày, em tập tễnh đến quán ăn gần trường giúp kê bàn ghế, dọn dẹp rồi đi học. Tự biết sức mình có hạn, em chỉ xin đổi ba bữa ăn chứ không nhận tiền lương. Giờ nghỉ trưa và sau giờ học buổi chiều, Mạnh Hùng lại phụ việc đến tối. Mỗi ngày của em cứ như vậy trôi qua suốt hơn 1 năm nay, tối về em tiếp tục làm bài tập đến 11 giờ khuya mới đi ngủ. 

"Ba bữa ăn mỗi ăn em phải tốn gần 50.000 nên em cố gắng đi làm để không tốn tiền cơm. Em để dành khỏi ông bà phải gửi tiền ra cho em, em không muốn lấy tiền vì ông bà nghèo lắm và có tuổi rồi. Em còn em gái đang học lớp 9, dành dụm để tiền cho nó đi học", Hùng nói. 

Bà nội của Hùng năm nay đã ngoài 60 tuổi. Ảnh: NVCC

Hùng khó khăn trong việc phát âm và giao tiếp vì vậy khi trò chuyện có nhiều khó khăn, cậu học sinh cũng khá kiệm lời nhưng vô cùng lễ phép. Để hẹn được Hùng cũng mất khá nhiều thời gian, vì lịch trình của em từ trường học ra quán ăn đến trường rồi về học bài đã kín cả ngày. 

Hùng chia sẻ trên facebook cá nhân: "Đời người chúng ta gánh được những khó khăn, áp lực cuộc sống sau này sẽ đỡ khổ". Ảnh: NVCC

Hùng bảo ước mơ của em là đậu đại học vào ngành công nghệ thông tin. Đây là niềm yêu thích và cũng là ngành nghề phù hợp nhất, học xong sẽ về tìm việc ở quê. Nếu không đậu đại học thì em sẽ tìm cách khác nhưng không thể đi làm nương làm rẫy, phần vì sức khỏe không cho phép và em cũng muốn cuộc sống sau này tốt đẹp hơn. 

Qua đoạn video của Thầy Tài Channel mà nhiều người đã biết đến câu chuyện của em. Được biết thầy Nguyễn Anh Tài là bí thư đoàn trường, giáo viên bộ môn thể dục đã đồng hành cùng em trong suốt những năm tháng học cấp 3. Ngoài thầy Tài, các thầy cô giáo khác trong trường cũng luôn giúp đỡ, động viên và đem tấm gương vượt khó của Hùng làm tấm gương cho các bạn. 

Nhiều mạnh thường quân sau khi biết được thông tin đã liên lạc và giúp đỡ Hùng chi phí sinh hoạt và một khoản tiết kiệm để em có tiền đi học đại học.

"Ở hiền thì gặp lành, người tử tế sẻ được nhiều phước lộc. Em tàn tật nhưng sự tử tế và lễ phép của em thì nhiều bạn lành lặn phải học em rất nhiều", thầy giáo Đậu Xuân Việt (thầy dạy lớp của Hùng) đăng trên Facebook cá nhân. 

Em Hùng được các thầy giáo trong trường hỗ trợ làm sổ tiết kiệm từ khoản tiền đóng góp của các mạnh thường quân. Ảnh: NVCC

Sinh ra với những khiếm khuyết, từ nhỏ gia đình có đưa em đi chữa trị, nhưng thời điểm đó trình độ y tế còn hạn chế nên không thể chữa bệnh cho em. Với ngọn lửa sống mạnh liệt, một tinh thần kiên cường "tàn nhưng không phế", em chưa bao giờ dừng bước và bỏ cuộc vì sự bất công của số phận. Hùng nói rằng được sinh ra đã là một may mắn nên em chưa bao giờ ghét bỏ bố mẹ của mình, nếu có kiếp sau em vẫn muốn làm con của bố mẹ. 

.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bo-me-ly-hon-cau-be-co-doi-chan-khuyet-tat-xin-di-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bo-me-ly-hon-cau-be-co-doi-chan-khuyet-tat-xin-di-rua-ban-thue-kiem-tien-an-hoc-d293057.html

Xúc động cô giáo lên facebook xin xây trường cho học sinh nghèo
Nhờ tấm lòng của cô Thoa, bốn ngôi trường khang trang đã được xây dựng. Vào đầu tháng Mười, chương trình bữa ăn có thịt cá tại Trà Leng chính thức...
Bấm xem >>

Nhà đẹp mỹ mãn

Theo H.G (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây