Bài văn miêu tả hàng xóm chân thực tới phũ phàng khiến cộng đồng mạng cười ngất
- Thứ ba - 24/05/2022 13:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, và vô cùng thẳng thắn, điều này được bộc lộ rõ nhất qua các bài văn. Đã không ít lần cư dân mạng được dịp cười đã đau bụng bởi những bài văn "bóc phốt" người nhà cực chân thực từ các em học sinh.
Mới đây, cộng đồng mạng đã được phen cười nghiêng ngả vì bài văn miêu tả của một cậu bé lớp 2. Được biết, đề bài yêu cầu: "Tả hàng xóm", đọc vào ngay lập tức bật cười vì cậu bé chỉ tả về người cháu của mình.
Nguyên văn bài làm như sau:
"Ở cạnh nhà em có rất nhiều nhà nhưng chú em là nhà em thích nhất và chơi nhất. Ở đó em có một người cháu tên là Kiên. Cháu em năm nay lên 3 tuổi. Vì cháu em 3 tuổi nên đã biết đi rồi. Đầu nó tròn rất đẹp. Vì đến tuổi mọc nhiều nên trên đầu nó chỉ có 10 - 15 cái tóc thôi. Đôi trên nó dài và đôi mắt long lanh. Vằng chán nó rộng. Nó nặng khoảng 10 kg. Nó thường chạy ra sân nhà em để với em. Mỗi khi em đi chơi về hay đi học về thì nó thường chạy đến em. Thứ nó thích nhất là kẹo chíp chíp. Khi em sang thì cháu em lại vui mừng chào đón vậy. Cháu em thích nhất là đi chăn trâu và đi thả diều. Có lúc em còn đi thả diều cùng nó. Em rất thích nó vì nó. Vì nó mà em có những..."
Có thể nói khả năng miêu tả của cậu bé chi tiết, chân thật đến từng chân tơ kẽ tóc khiến người đọc cười đau cả ruột. Dù vậy, người đọc vẫn cho rằng niềm vui của các bé khi được viết văn mới là quan trọng chứ không phải tạo nên những bài văn hoa mỹ, không có thật.
Một số bình luận đáng chú ý:
"Đúng là học sinh tiểu học, đọc mà không nhịn được cười. Đầu có 10-15 cọng tóc thì buồn cười lắm";
"Đúng là văn tiểu học ngây ngô và thú vị ghê. Lần nào đọc cũng cười chảy nước mắt";
"Chú của cậu bé mà đọc được chắc cũng dở khóc dở cười mất thôi";
"Cậu bé rất đáng khen cũng rất đáng khen vì biết quan sát và có ý tưởng, chỉ cần rèn luyện chính tả chút là được".
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/bai-van-mieu-ta-hang-xom-chan-thuc-toi-phu-phang-khien-...
Bài văn lạ