Những đền, chùa đông nghịt khách dịp cuối năm khắp 3 miền đất nước
- Thứ ba - 06/02/2018 09:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phủ Tây Hồ, Hà Nội
Thuộc phường Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), phủ Tây Hồ là một trong những địa danh nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội gắn với sự tích về Mẫu Liễu Hạnh và cuộc hội ngộ lần thứ 2 với trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Người ta lý giải, sự ra đời của Phủ cũng chính từ huyền tích ly kỳ này.
Ngày 13.2.1996, Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3.3 âm lịch và 13.8 âm lịch.
Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Theo các cụ cao niên kể lại, Phủ Tây Hồ hay còn gọi phủ Mẫu Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh - một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam, được coi là một trong những chốn linh thiêng trong hệ thống đình chùa Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 4km. Vào mỗi dịp cuối năm và đầu năm, nơi đây luôn tấp nập khách thập phương.
Đền Trình, Chùa Hương, Hà Nội
Chùa Hương vào dịp cuối năm và đầu năm lúc nào cũng tấp nập du khách. Ảnh: Zing
Đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến, cách bến đò khoảng 500m, thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc - dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con rồng nằm phục gác cổng trời Nam.
Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương nhưng vô cùng linh thiêng. Hằng năm có rất nhiều du khách đến tham quan, cầu tự.
Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh
Nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, đền Bà Chúa Kho thuộc phường Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương.
Trong tín ngưỡng người Việt, hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Nhiều người quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.
Chùa Thiên Mụ, Huế
Chùa là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Nơi đây là danh thắng không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Huế. Được xây dựng từ những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ thu hút nhiều du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ.
Chùa Bà Đen
Được gọi là chùa Bà, tọa lạc trên núi Bà Đen, thuộc ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, chùa Linh Sơn Tiên Thạch được khởi công xây dựng vào ngày 16.10 năm Bính Tý (26.11.1996) và lạc thành vào ngày 20.11 năm Đinh Sửu (19.12.1997).
Chùa có diện tích khoảng 210m2 (rộng 14m, dài 15m), mang nét kiến trúc kết hợp hài hòa nét đẹp của nhiều ngôi chùa cổ trong nước. Đặc biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở Tiền Đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng nên vào cuối năm hay đầu xuân năm mới, du khách khắp nơi lại đổ về lễ tạ, xin lộc Bà.
Chùa Ông
Không chỉ cầu tài lộc, cầu may… mà còn là nơi để các cặp đôi yêu nhau cầu duyên, hy vọng tình yêu đơm hoa, kết trái.
Chùa Ông còn có một cái tên khác đó là Hội quán Hà Chương. Ở ngôi chùa này, người ta thờ Quan Công (Quan Vân Trường) và Ông Mã. Một số người còn gọi ngôi chùa này là chùa Nghĩa An hay Chùa Quan Đế Thánh Quân, nổi tiếng là rất linh thiêng. Đặc biệt cứ vào mỗi dịp cuối năm, đầu năm mới đầu, mọi người lại rủ nhau nô nức lên chùa để cúng bái.
Chùa Bà Ấn Độ
Chùa bà Ấn Độ (Mariamman) có 1 vị trí rất đẹp, nằm ngay trung tâm Sài Gòn. Ngôi chùa này có kiến trúc theo phong cách Ấn Độ và do người Việt gốc Ấn cai quản. Không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo, người ta còn nhắc nhiều đến ngôi chùa này như một nơi để cầu duyên, mong đức mẹ Mari sẽ ban phát phước lành cho các đôi uyên ương được trọn đời vui vẻ bên nhau, các gia đình được hạnh phúc ấm no.
Mỗi dịp cuối năm, hàng ngàn du khách từ khắp nơi lại đổ về chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải...