Dân làm đơn xin được bán “cụ” sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng
- Thứ ba - 11/04/2017 15:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cây sưa đỏ có tuổi đời trên 130 năm “mặc áo giáp sắt” ở chùa làng Phụ Chính (Hòa Chính - Chương Mỹ - Hà Nội)
Ngày 11/4, ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội cho biết, sau nhiều cuộc họp, ý kiến, đến nay người dân ở thôn Phụ Chính đã đi đến thống nhất đồng ý bán cây sưa có tuổi đời 130 năm, từng được trả giá 100 tỷ đồng ở chùa Phụ Chính.
“Mới đây, người dân trong thôn đã làm đơn gửi lên xã xin được bán cây gỗ sưa đang có hiện tượng khô, bong tróc vỏ. Hiện tại, chúng tôi đã chuyển đơn lên lãnh đạo huyện xin ý kiến và xin hướng dẫn các thủ tục bán cây gỗ sưa”, ông Chính thông tin.
Theo ông Chính, chính quyền xã ủng hộ chủ trương xin bán cây gỗ sưa của người dân. Theo quy định, việc bán cây gỗ sưa sẽ thông qua hình thức đấu giá. Sau khi mời đơn vị tư vấn về hướng dẫn các thủ tục, định giá cây sưa thì lúc đó sẽ biết được cây này hiện tại có giá trị bao nhiêu tiền.
“Trước kia, một số cụ trong thôn muốn sau khi bán cây gỗ sưa các cụ sẽ quản lý tiền nhưng nhiều người dân không đồng ý nên xảy ra mâu thuẫn, phản đối. Tuy nhiên, hiện nay, cây gỗ đang có hiện tượng khô, bong tróc vỏ nên qua nhiều cuộc họp phần lớn người dân đã thống nhất đồng ý bán. Người dân cũng đồng ý sẽ sử dụng số tiền bán gỗ sưa vào xây dựng các công trình phúc lợi tại thôn”, ông Chính thông tin thêm.
Một số ý kiến cho rằng, nên chia một phần số tiền từ việc bán cây gỗ sưa cho người dân trong thôn. Ông Chính nói: “Chúng tôi không thể quyết định được mà phải do huyện quyết định có chia tiền cho người dân hay không”, ông Chính nói.
Ông Chính cho hay, hiện nay, ngoài việc cây sưa được rào bằng các thanh sắt, đơn vị vẫn thường xuyên cử lực lượng đi tuần, bảo vệ cây sưa, đảm bảo an ninh trật tự trong địa bàn. Cây gỗ sưa cao khoảng hơn chục mét, đường kính hơn 1m và phải 2-3 người ôm mới xuể.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết thêm, cây sưa trên là tài sản cộng đồng và hoàn toàn có thể được bán nếu người dân đồng thuận cao. Vì là tài sản cộng đồng nên việc bán cây sưa phải thông qua hình thức đấu giá công khai. Nếu không bán, cây sưa chết sẽ rất phí. Chính quyền xã, huyện cần liên lạc với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội để được hướng dẫn các thủ tục.
Hiện nay phần gốc cây sưa đang xuất hiện nhiều vết nứt, dọc phần nhánh cây bị cắt gần như đã khô và bong tróc vỏ.
Cây sưa được bảo vệ bằng một lớp rào sắt quanh thân.
Chuyện một “đại gia” gỗ Đồng Kỵ chi chục tỷ mua cây sưa 200 tuổi ở Bắc Ninh nảy sinh nhiều tình huống cười ra nước...