Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Chơi đâu, ăn gì khi về quê của "người nhện" Bùi Tiến Dũng?

Chơi đâu, ăn gì khi về quê của "người nhện" Bùi Tiến Dũng?
Bùi Tiến Dũng (quê ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa) thủ môn được ví như "người nhện" với những pha bắt bóng xuất sắc, là một trong những cầu thủ lập công lớn giúp đội tuyển Việt Nam vào vòng chung kết U23 châu Á và giành ngôi á quân.

Trên mạng xã hội, rất nhiều chị em đang phát cuồng vì vẻ nam tính nhưng cũng rất hóm hỉnh, đáng yêu của thủ thành soái ca đang nổi như cồn này. Nếu yêu mến và Tết này có dịp ghé thăm quê Tiến Dũng, đừng bỏ qua những điểm du lịch và đặc sản tuyệt vời này của Thanh Hóa. 

Địa điểm du lịch ở Thanh Hóa:

1. Suối cá thần Cẩm Thủy

Thuộc địa phận làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, suối cá Cẩm Thủycách TP Thanh Hóa 70 km. Với chiều dài hơn 100m của con suối, hàng ngàn con cá bám dày đặc ẩn chứa nhiều truyền thuyết, nhiều câu chuyện bí ẩn được người dân nơi đây truyền tai nhau gây sự tò mò, thích thú cho du khách khi đến với địa danh này.

2. Suối Hiêu

Suối Hiêu nổi tiếng bởi có thể biến cây thành đá. Nằm trên địa phận bản Hiêu thuộc xã Cỗ Lũng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông. Cảnh sắc ở đây rất tuyệt vời với những cánh đồng ruộng bậc thang chạy dọc hai bên bờ suối. Suối hiêu nổi tiếng có thể biến cây thành đá do suối này chưa một lượng lớn đá vôi, nước suối làm vôi hóa những bộ rễ nằm dưới lòng suối.

Nước suối Hiêu mát lạnh vào mùa hè nhưng lại ấm khi mùa đông đến. Thời gian gần đây, suối Hươu trở thành địa điểm hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

3. Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ là địa danh gắn liền với Thanh Hóa. Mỗi lần nhắc đến Thanh Hóa địa danh người ta nghĩ đến đầu tiên sẽ là thành nhà Hồ. Được công nhận là di sản văn hóa hóa thế giới năm 2011, thành nhà Hồ là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Việt Nam với tòa thành bên ngoài xây bằng đá, bên trong chủ yếu là được đắp bằng đất tạo thành một công trình kiến trúc vuông vắn.

Thành nhà Hồ là điểm đến hấp dẫn mọi du khách trong và ngoài nước khi đến với Thanh Hóa

4. Vườn quốc gia Bến En

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Bến En (thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh bởi vẻ đẹp hoang sơ với rừng xanh bạt ngàn, mây nước lung linh.

Dạo chơi trên hồ thỏa thê, du khách dạo bước vào rừng sẽ lập tức mê mẩn bởi những rừng chuối nở đỏ một góc trời; đàn khỉ chuyền cành ra hồ uống nước; tiếng chim kêu râm ran như một bản hợp xướng tuyệt mỹ của rừng già... Phóng tầm mắt ra xa, ta còn thấy khói bếp của bản Mường, bản Thái làm ấm áp không gian cô quạnh.

Ngoài khu vực hồ, đảo và rừng, Bến En còn có những dãy núi đá vôi thuộc các xã Hải Vân, Xuân Khang, Xuân Thái với nhiều hang động còn giữ được vẻ tự nhiên như hang Ngọc, hang Dơi, hang Xuân Thái... Trong số đó, đáng chú ý nhất là hang Ngọc với chiều dài 80m, rộng 8m, cao 2,5m, bên trong có rất nhiều hình thù kỳ vỹ. Giữa hang có một khối thạch nhũ lớn, lấp lánh như ngọc nên được gọi là Hòn Ngọc. Đặc biệt, nơi đây còn vẹn nguyên lò cao kháng chiến Hải Vân (thuộc xã Hải Vân) mà sự nổi tiếng của nó gắn liền với tên tuổi của giáo sư Trần Đại Nghĩa. Hang Xuân Thái mới được phát hiện với chiều dài hơn 1 km và có nhiều hình thù đẹp.

5. Thác Ma Hao

Bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa tọa lạc ở độ cao hơn 1.200 mét, khí hậu mát mẻ quanh năm với nhiệt độ trung bình từ 15 - 18 độ C. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa nguyên sơ của đồng bào dân tộc Thái đen như nhà sàn cổ và món đặc sản như cơm lam, thịt lam, thịt nướng cuốn lá bưởi, canh uôi, chẻo gừng thịt gà… 

Thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đất nơi đây một kỳ quan là dòng thác Ma Hao, dòng thác hoang sơ, hùng vĩ bắt nguồn từ đỉnh núi Pù Rinh có độ cao hơn 1.2000 m.

Vào mùa hè, du khách tới đây có thể thả mình trong dòng nước trong veo, mát lạnh hoặc nghỉ ngơi, tắm nắng trên những phiến đá to rộng, bằng phẳng. Bên cạnh đó, du khách có thể lắng nghe bản hợp xướng mang âm hưởng của suối, tiếng thác đổ trầm hùng xen lẫn giữa những và những làn gió vi vút của núi rừng đại ngàn, tạo nên sức hút kỳ bí mà bất cứ ai đến đây đều muốn khám phá, trải nghiệm. 

6. Bãi biển Sầm Sơn

Cách thành phố Thanh Hóa 16km, bãi biển Sầm Sơn thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn. Bờ biển Sầm Sơn dài 10 km với bãi cát bằng phẳng. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp nhất ở phía Bắc.

Từ nhiều thập kỷ trước, Sầm Sơn nổi tiếng là bãi biển có cảnh sắc đẹp và đã có nhiều biệt thự nghỉ mát được xây trong khuôn viên này.

Với nhiều cảnh đẹp như: Hòn trống mái, đền Độc Cước, núi Cô Tiên... Sầm Sơn luôn là điểm lựa chọn không thể bỏ qua khi du khách đến với Thanh Hóa.

Đặc sản Thanh Hóa: 

1. Canh đắng

Như chính tên gọi của nó, lá có vị đắng đặc trưng nên có nơi còn gọi là lá mật vịt. Cây là đắng chỉ có ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa , nhưng nhiều nhất, đúng nhất vẫn phải là cây đắng ở bản của người Mường, người Thái ở huyện Ngọc Lặc, huyện Cẩm Thủy.

Bát canh đắng có đầy đủ vị cay đắng, ngọt bùi…, trong đó đắng là chủ đạo. Vị đắng nhớ đời của núi rừng xua tan cái ngấy ngán của bữa tiệc ê hề thịt cá, giúp ấm bụng hơn trong những ngày đông giá lạnh. Đến mùa hè nóng nực, húp bát canh đắng cũng thấy tỉnh hẳn người, bao mệt mỏi dường như tan biến.

2. Nem chua

Đến với cái đất xứ Thanh đầy nắng đầy gió này, làm sao có thể quên được hương vị của những cái nem ngon tuyệt. Nem được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà. Từ một loại nem người ta đã biến tấu ra thành nhiều loại: Nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… để đáp ứng nhu cầu của thực khách.

3. Bánh răng bừa

Nó còn có tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. 

4. Gỏi cá nhệch​​​​​​​

Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá được chế biến từ xương cá giã nhuyễn, chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo để trong một chiếc bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, váng mỡ và thơm lừng.
​​​​​​​

Muốn chinh phục ”soái ca” Bùi Tiến Dũng chị em nhất định phải biết nấu món này

Nếu đang thầm thương, trộm nhớ và muốn “cưa đổ“ thủ môn Bùi Tiến Dũng , chị em nhất định phải biết nấu thịt kho...

Bấm xem >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây