Vì sao chúng ta cần dán băng keo che Webcam ?
- Thứ hai - 17/10/2016 14:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vị giám đốc của Cục điều tra liên bang Mỹ cho hay, không chỉ cổng webcam, người dùng máy tính cũng nên chủ động che microphone để bảo vệ sự riêng tư cũng như tăng cường mức độ an toàn. Ông James Comey cho biết thêm, không chỉ các tổ chức an ninh (FBI, NSA – Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ), tội phạm, giáo viên hay chủ nợ của bạn cũng có thể giám sát bạn thông qua hệ thống microphone.
Trước đó, vào năm 2010, hai học sinh trung học gần Philadenphia đã đệ đơn kiện trường trung học của mình do nhân viên phía nhà trường đã tự ý kích hoạt phần mềm chống trộm trên MacBook của học sinh và chụp lén ảnh của họ tại nhà. Vụ việc này bị bại lộ khi nhà trường xử lý kỷ luật một học sinh có hành vi sử dụng ma túy tại nhà. Cơ quan này thừa nhận đã tự ý chụp hàng ngàn bức ảnh của học sinh trong trường. Kết quả, nhà trường phải đền bù thiệt hại cho học sinh với chi phí 600 000 USD/ người.
Việc che microphone và webcam sẽ bảo vệ an toàn cho chính người dùng.
Năm 2011, một người đàn ông có tên là Luis Mijangos, sống tại nam California đang phải ngồi xe lăn bị kết án 6 năm tù giam vì có hành vi sử dụng phần mềm độc hại trên webcam nhằm theo dõi hơn 100 phụ nữ và em gái (gần một nửa trong đó có độ tuổi dưới 18). Không chỉ dừng lại ở đó, người đàn ông này còn sử dụng microphone để ghi âm trái phép. Luis Mijangos sẽ chủ động liên lạc với các nạn nhân và đe dọa tung ảnh (hoặc video) khỏa thân của họ nếu họ không đáp ứng những mong muốn của mình.
Cũng trong năm đó, một cặp vợ chồng sống tại Wyoming (một tiểu bang tại Mỹ) cũng đưa đơn kiện một công ty cho thuê đồ diện tử và nội thất đã cài đặt webcam trên máy tính để theo dõi các cặp vợ chồng. Một người đàn ông đã giúp đôi này xác nhận lại thao tác thanh toán cuối cùng bằng cách mở hình ảnh chụp có từ webcam, chúng vô tình trở thành tang vật cho việc làm sai phạm của công ty trên.
Là một nhân vật quan trọng của tổ chức nên nhiều thông tin chuyển tới ông James Comey đa phần được truyền về qua microphone. Do đó, tính bảo mật của bộ phận này phải nằm ở mức cao nhất. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao những chiếc máy tính xách tay thông thường hoặc điện thoại thông minh sẽ không được lọt vào phòng SCIFs (An toàn Cơ sở thông tin) và các phòng đặc biệt của chính phủ Mỹ.
Điều này được xem là quá khắt khe với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng hiện nay có khả năng bật camera và microphone với tốc độ cực nhanh, đe dọa đến nguồn thông tin và bảo mật quốc gia.
Ông chủ Facebook cũng dùng băng keo đen che webcam và microphone.
Về phía người dùng phổ thông, bạn nên sử dụng băng keo màu đen (hoặc băng keo tối màu) để che webcam khi để máy tính trong phòng ngủ. Cẩn thận hơn, người dùng nên cắt phần giắc cắm tai nghe và cắm vào cổng cắm tai nghe, dính chúng lại bằng băng keo đen để ngăn chặn việc thu âm qua microphone trái phép.
Thêm vào đó, nếu thực hiện một cuộc gọi điện thoại trong phòng, bạn cần chắc chắn nơi đó không có điện thoại thông minh hay máy tính. Điều này cũng có thể áp dụng trong các cuộc họp công ty để đảm bảo an toàn và bí mật.
Đây cũng là thói quen của ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg. Vào tháng 6 vừa qua, khi công bố trên trang Instagram đã có hơn 500 triệu người đăng ký sử dụng, hơn 300 triệu người dùng mỗi ngày, Mark Zuckerberg đã chụp một tấm hình có bàn làm việc của mình. Điều đáng chú ý ở đây là trong bức hình, Mark đã dán băng keo lên webcam và microphone để ngăn chặn tình trạng theo dõi trái phép.