Uber trở thành bài học cảnh giác cho các startup
- Thứ sáu - 16/06/2017 10:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Uber vừa công bố kết quả của cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng về văn hóa công ty. Cùng lúc này, CEO Travis Kalanick tạm vắng mặt sau cái chết của mẹ. Đã gần 6 tháng kể từ khi Uber lâm vào khủng hoảng truyền thông và các bê bối khác. Những câu chuyện tiêu cực liên tiếp xảy ra đẩy Uber từ "con cưng" của ngành công nghệ đến "câu chuyện cảnh giác" cho các startup đang tìm cách tăng trưởng mọi giá nhưng không chịu trưởng thành.
Một số khuyết điểm của Uber được nhắc đến trong báo cáo lại không hiếm gặp tại Silicon Valley: đó là nhà sáng lập với quá nhiều quyền hành, nhân viên không đủ đa dạng và phân biệt đối xử giới tính. Chỉ vừa hôm qua, thành viên Ban quản trị Uber đã phải nộp đơn từ chức sau khi có câu nói đùa về phụ nữ trong cuộc họp quan trọng.
Song những khó khăn khác của Uber lại nhấn mạnh đến những rủi ro độc nhất vô nhị đang chờ đợi startup thế hệ mới. Trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều công ty gọi được các khoản vốn chưa có tiền lệ. Rất nhiều, bao gồm cả Uber, dùng số tiền đó để trì hoãn “lên sàn” (IPO) càng lâu càng tốt.
Dù điều này giúp startup tránh bị phố Wall theo dõi, nó lại có nhược điểm. Trở thành công ty đại chúng buộc doanh nghiệp phải có hành vi “trưởng thành và kỷ luật”, theo Lise Buyer, một chuyên gia về IPO, cho biết.
Cho đến năm 2014, Uber vẫn chưa thực sự có người đứng đầu bộ phận nhân lực. Năm 2016, startup lỗ tới 2,8 tỷ USD nhưng cũng không có Giám đốc tài chính. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay, Uber đang hoạt động mà không có Giám đốc điều hành, Giám đốc marketing, Chủ tịch và ít nhất là một người thay thế CEO.
Công ty đang cố lấp đầy các vị trí còn trống cũng như bổ sung thành viên vào Ban quản trị. Họ có thể làm điều đó sớm hơn nhiều nếu nghiêm túc về việc IPO. Vấn đề là, theo Buyer, “công ty càng lớn và càng không bị kìm cương, họ càng khó thay đổi thói quen và văn hóa”.
Văn hóa Uber nổi tiếng hiếu thắng và hung hãn. Những thứ như “dẫm chân nhau”, “luôn chen lấn”… nằm trong danh sách 14 “giá trị văn hóa” công ty. Chúng không phải một điều ngẫu nhiên. Như nhiều startup khác, Uber ra đời và phải chống chọi với một thị trường rộng lớn. Họ chọn cách bỏ qua các quy tắc được xem là lỗi thời và tự đặt ra luật chơi riêng.
Uber bị cáo buộc phát triển công cụ giúp tài xế qua mặt các nhà chức trách, bị Google kiện đánh cắp bí mật công nghệ xe hơi tự lái. Ethan Kurzweil, đối tác tại hãng đầu tư mạo hiểm Bessemer, cho rằng đây chính là lời cảnh tỉnh cho những ai còn muốn xem thường các quy tắc. Không công ty nào có quyền đi quá giới hạn các hành vi được chấp nhận của con người.
Uber không phải cái tên đầu tiên bị trừng phạt vì lối suy nghĩ này. Zenefits, một startup phần mềm tuyển dụng từng được định giá 4,5 tỷ USD, gặp rắc rối lớn vì các nhân viên kinh doanh hoạt động như một đại lý bảo hiểm mà không có giấy phép cũng như các hành vi không phù hợp khác.
Tuy nhiên, Uber không phải là một startup bình thường. Nó là “vua kỳ lân” (unicorn, biểu tượng khởi nghiệp xuất sắc). Nó được tôn sùng vì được định giá cao nhất trong giới startup và sở hữu tham vọng thay đổi ngành vận tải vô tiền khoáng hậu. Thành bại của Uber vẫn chưa thể nói trước.
Đừng bỏ qua 6 tính năng cực kỳ hữu ích của Uber để chuyến du lịch của bạn tiện lợi và tiết kiệm hơn, kể cả những...