Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Tương lai của Apple sẽ ra sao sau khi ông Trump lên cầm quyền?

Tương lai của Apple sẽ ra sao sau khi ông Trump lên cầm quyền?
Liệu tương lai của Apple có bị ảnh hưởng sau khi ông Donald Trump đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ?

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ kế nhiệm ông Barack Obama.

Apple, công ty có giá trị nhất trên thế giới đã nhiều lần được ông Trump đề cập cụ thể trong suốt chiến dịch tranh cử của mình. Cùng với việc Giám đốc điều hành Apple Tim Cook tích cực vận động cho bà Hillary Clinton, liệu tương lai của Apple sẽ bị ảnh hưởng như thế nào sau khi ông Trump lên cầm quyền?

Chính sách "hồi hương" thuế nước ngoài

Thuế là một vấn đề quan trọng đối với Apple, và cải cách thuế là vấn đề số 1 mà công ty vận động hành lang tại Washington.

Rất có thể chính sách của chính quyền Trump sẽ mang lại những lợi ích cho Apple. Apple có khoảng 200 tỷ USD tiền mặt và giá trị thị trường chứng khoán cất giấu ở nước ngoài (công ty sẽ phải trả 35% thuế để đưa lượng tiền ở nước ngoài trở lại Mỹ).

Trump đã đề nghị cắt giảm thuế suất đối với hoạt động ở nước ngoài xuống 10%, đề nghị này từng được nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York vào tháng 9 nvừa qua.

“Sự giàu có này không phải ở nước ngoài, không ai biết bao nhiêu đó là, một số người nói là 2,5 nghìn tỷ USD, cũng có người nghĩ rằng đó là 5 nghìn tỷ USD... Chúng tôi sẽ mang nó trở lại, và nó sẽ chỉ bị đánh thuế ở mức 10% thay vì mức 35%”, ông Trump chia sẻ.

Tờ Financial Times đưa tin, những đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ động thái này sẽ là các nhóm công nghệ lớn của Mỹ.

“Thành thật mà nói, tôi tin các cơ quan lập pháp và chính quyền sẽ đồng ý rằng, đó là vì lợi ích tốt nhất của đất nước và nền kinh tế có cải cách thuế”, CEO Apple Tim Cook cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post vào đầu năm nay. "Khi mang số tiền đó trở lại, chúng tôi sẽ phải trả thuế liên bang 35%, và sau đó là chia bình quân trên khắp các tiểu bang mà chúng ta đang ở - khoảng 5%, do đó số thuế thực tế là 40%. Do vậy, chúng tôi sẽ không để đưa nó trở lại cho đến khi có một tỷ lệ hợp lý”.

Tập đoàn Moody cũng từng chỉ ra rằng, các công ty Mỹ ở ngoài lĩnh vực tài chính nắm giữ 1,2 nghìn tỷ USD ở nước ngoài, trong đó Apple là tích trữ lớn nhất.

Sản xuất thiết bị tại Mỹ

Trong suốt chiến dịch của mình, ông Donald Trump liên tục kêu gọi Apple phát triển chiếc iPhone của hãng tại Mỹ. Hiện nay, thiết bị iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc từ các thành phần chủ yếu là được sản xuất tại châu Á.

“Tôi sẽ phải mang công việc này trở lại. Tôi sẽ làm cho Apple bắt đầu sản xuất các máy tính và iPhone của họ trên đất Mỹ, không phải ở Trung Quốc”, ông Trump cho biết vào hồi tháng 3 vừa qua.

Trump không phải là vị tổng thống hay các ứng cử viên đầu tiên kêu gọi Apple sản xuất iPhone “đậm chất Mỹ”. Tổng thống Barack Obama cũng từng yêu cầu cựu Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs về các chủ đề liên quan trong năm 2011.

Động thái trên sẽ “không tưởng” do một loạt các lý do sau: Thách thức hậu cần, bởi vì nhiều nhà sản xuất linh kiện của Apple là ở châu Á. Hơn nữa, kỹ năng sản xuất tại Mỹ là còn thiếu. Tổng chi phí sản xuất thấp hơn đáng kể khi sản xuất ở Trung Quốc. Một số ước tính cho thấy rằng, chi phí sản xuất một chiếc iPhone sẽ tăng thêm 50 USD khi sản xuất tại Mỹ.

Tuy nhiên, vẫn có những cách để tân tổng thống Mỹ có thể khuyến khích Apple phát triển điện thoại tại Mỹ. Ông đã từng kêu gọi một mức thuế 45% khi nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mã hóa và backdoors

Ông Trump cũng kêu gọi tẩy chay của tất cả các sản phẩm của Apple được mã hóa và cái gọi là backdoor. Điều này đã trở thành một vấn đề nóng bỏng hồi đầu năm nay, khi FBI yêu cầu Apple cung cấp mã khóa để đột nhập vào một chiếc iPhone được sử dụng bởi một trong những kẻ tấn công đẫm máu tại San Bernardino, California.

“Tôi sử dụng cả iPhone và Samsung . Nếu Apple không cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về những kẻ khủng bố thì tôi sẽ chỉ sử dụng Samsung cho đến khi họ đưa ra thông tin”, ông Trump viết trên trang mạng cá nhân của mình hồi đầu năm nay.

Mặc dù các vấn đề về iPhone tại San Bernardino đã được giải quyết, và Apple đã không bị buộc phải bẻ khóa mật mã trên iPhone, tuy nhiên mã hóa vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. Vấn đề này có thể đưa ra một lần nữa trong thời gian tới khi các quan chức thực thi pháp luật tìm cách khôi phục thông tin từ mật khẩu bảo vệ iPhone.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây