Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Nước Mỹ đã không có Apple nếu cấm nhập cư từ 70 năm trước

Nước Mỹ đã không có Apple nếu cấm nhập cư từ 70 năm trước
Steve Jobs - nhà đồng sáng lập ra Apple có cha là người gốc Syria, đã nhập cư vào Mỹ từ những năm 1950.

Không lâu sau khi nhậm chức, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm công dân từ 7 nước Hồi giáo (gồm Syria, Iraq, Iran, Libya, Sudan, Yemen và Somalia) nhập cư vào Mỹ trong vòng 90 ngày. Đồng thời, sắc lệnh của ông Trump cũng cấm người tị nạn, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em vào nước này trong 120 ngày, kể cả những người có thị thực còn thời hạn và được tị nạn hợp pháp.

Liên quan tới sắc lệnh trên, ngày 3.2, thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, bang Washington đã ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành. Không chỉ riêng ông James Robart mà lãnh đạo của nhiều tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ cũng đồng loạt lên tiếng phản đối sắc lệnh của tổng thống Donald Trump , trong đó có CEO Apple Steve Jobs, CEO Facebook Mark Zuckerberg,...

Donald Trump đã ký sắc lệnh cấm nhập cư đối với một số quốc gia Hồi giáo.

Quay lại quá khứ để nhìn lại lịch sử hình thành Apple - công ty công nghệ số 1 thế giới, nếu sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump có hiệu lực từ những năm 1950 thì rất có thể đã không có sự xuất hiện của Apple vào thời đó cũng như hiện tại. Bởi, Steve Jobs - người đồng sáng lập Apple là con trai của một người tị nạn gốc Syria. Cha của Jobs đã di cứ tới Mỹ vào những năm 1950, sau đó mới có một thiên tài Steve Jobs cho nước Mỹ ngay trên đất Mỹ.

Steve Jobs (bên phải) và cha là ông Jandali (bên trái).

Theo USA Today, cha đẻ của Steve Jobs là ông Abdulfattah John Jandali. Ông Jandali sinh năm 1931 tại Homs, Syria trong một gia đình địa chủ giàu có. Năm 18 tuổi, Jandali rời Syria tới Beirut (thủ đô Lebanon) để theo học Đại học Hoa Kỳ Beirut.

Đầu những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng từ năm 1952 - 194), tình hình chính trị ở Beirut bất ổn khiến Jandali phải di cư tới Mỹ và sống tại nhà của đại sứ Syria tại quốc gia này. Tại Mỹ, ông Jandali đã theo học Đại học Colombia và Đại học Wisconsin.

Trong thời gian theo học ở Wisconsin, Jandali đã hẹn hò với Joanne Carol Schieble - một cô gái mang dòng máu lai Đức và Thụy Sĩ. Khi Joanne mang thai giọt máu của Jandali chính là Steve Jobs, người cha bảo thủ của cô không cho cô kết hôn với Jandali khiến Jandali phải quyết định chia tay với Joanne trước khi cô sinh.

Sau đó, Steve Jobs được sinh ra vào năm 1956, được vợ chồng Paul và Clara Jobs nhận làm con nuôi. Năm 1976, Jobs chỉ mới 21 tuổi nhưng đã cùng một người bạn có tên Steve Wozniak (26 tuổi) sáng lập công ty Apple Computer.

Steve Jobs là con của một người tị nạn gốc Syria, đã tạo nên tập đoàn công nghệ số 1 cho nước Mỹ.

Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II. Đến năm 1980, Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Sau nhiều năm làm việc không biết mệt mỏi, họ đã phát triển công ty từ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên ở khắp toàn cầu.

Thành công lớn nhất của Apple phải nói đến là chiếc điện thoại iPhone. Năm 2007, Apple dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs đã trình làng mẫu iPhone đầu tiên. Sau khi ra mắt, iPhone đã định nghĩa lại hoàn toàn khái niệm smartphone và trở thành một chuẩn mực của ngành công nghiệp di động. Dòng iPhone cuối cùng dưới thời Steve Jobs, trước khi ông qua đời vì căn bệnh ung thư là iPhone 4S. Sau sự ra đi của Jobs, Tim Cook đã đảm nhiệm vị trí CEO của Apple cho tới hôm nay.

Theo truyền thông quốc tế, không riêng gì nguyên CEO Apple Steve Jobs, CEO của eBay cũng xuất thân từ một quốc gia có tên trong danh sách cấm tị nạn mà ông Trump ban hành hôm 27.1.2017. Cụ thể, nhà sáng lập eBay Pierre Omidyar là người gốc Iran, nhập cư vào Mỹ vào thập niên 70 của thế kỷ trước.

Bên cạnh đó, tuy không nằm trong những nước bị cấm, rất nhiều chuyên gia công nghệ Mỹ cũng là người nhập cư, chẳng hạn đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang đến từ Đài Loan, hay CEO Amazon Jeff Bezos có cha là người Cuba,...

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây