Hacker đã mất 8 triệu Euro vì công cụ này
- Thứ sáu - 04/08/2017 02:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào ngày 25/7/2016, sáng kiến No More Ransom (www.nomoreransom.org) đã được đưa ra bởi Cảnh sát Quốc gia Hà Lan, Europol, McAfee và Kaspersky Lab. Tính đến nay, No More Ransom đã có hơn 109 tổ chức tham gia, tạo ra 54 công cụ giải mã được 104 loại ransomware. Sau một năm, các công cụ này đã giải mã được hơn 28.000 thiết bị khiến bọn tội phạm mất đi số tiền ước tính khoảng 8 triệu Euro.
Giao diện No More Ransom.
Cũng theo báo cáo mới nhất, cổng thông tin này đã ghi nhận hơn 1,3 triệu khách truy cập. Riêng ngày 14/5, khi cả thế giới đang "phát sốt" trong cuộc khủng hoảng WannaCry, 150.000 người đã truy cập trang web No More Ransom. Hiện, No More Ransom đã có 26 ngôn ngữ, với các ngôn ngữ mới nhất là tiếng Bungari, Trung Quốc, Séc, Hy Lạp, Hungari, Indonesia, Malaysia, Na Uy, Rumani, Thụy Điển, Tamil và Thái Lan.
Kaspersky Lab cho biết, ransomware đã tăng mạnh kể từ năm 2012. Trong cuộc tấn công bởi mã độc WannaCry xảy ra giữa tháng 5 vừa qua, hãng này ghi nhận có trên 300.000 nạn nhân doanh nghiệp tại 150 quốc gia bị ảnh hưởng chỉ sau vài, phá vỡ cơ sở hạ tầng quan trọng của các doanh nghiệp. Cho tới lúc này, một số tổ chức vẫn đang phải vật lộn với việc phục hồi dữ liệu bị mã hóa, gần đây nhất là ExPetya nguy hiểm không kém WannaCry xuất hiện từ hôm 27/6.
Bà Sylvia Ng, Giám đốc Kaspersky Lab khu vực Đông Nam Á cho biết: “Tội phạm mạng rất ít quan tâm đến quy mô và doanh thu của nạn nhân. Chỉ có hai câu hỏi mà chúng quan tâm: Một là đối tượng có tiền không, hai là có khó để lấy được tiền không? Câu trả lời “có và không” sẽ là động cơ cho một cuộc tấn công bắt đầu”.
Dữ liệu bị mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc.
No More Ransom đang cho thấy vai trò nhất định trong cuộc chiến chống ransomware, song các hãng bảo mật lưu ý người dùng là việc phòng ngừa vẫn luôn tốt hơn việc khắc phục. Người sử dụng Internet cần tránh trở thành nạn nhân ngay từ đầu.
Hãng bảo mật Symantec và Kaspersky Lab đã có những báo cáo chưa chính thức liên quan tới nhóm hacker đứng đằng sau WannaCry.