Ai có thể cản bước các ông lớn công nghệ?
- Chủ nhật - 23/07/2017 06:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
10 năm trước, Microsoft là công ty công nghệ duy nhất nằm trong top có vốn hóa thị trường cao nhất thế giới. Hiện nay, 5 công ty đứng đầu bảng danh sách này đều là 5 công ty công nghệ: Apple, Facebook, Amazon, Alphabet và Microsoft. Trong 10 năm qua, Google, Facebook và Amazon đã vươn tay chạm tới hầu hết các ngành công nghiệp sáng tạo: truyền thông, âm nhạc, sáng tác, phim ảnh. Trong 10 năm tới, họ sẽ thống trị trí tuệ nhân tạo và xoay chuyển nền kinh tế dịch vụ, gồm giao thông, y tế và bán lẻ.
Công nghệ kỹ thuật số đã trở thành điều không thể thiếu cho mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện đại và cho sự tồn tại của nền kinh tế ngày nay nhưng mỗi thay đổi, mỗi phát triển trong nền công nghệ ấy lại không được quyết định bởi đa số mà bởi một nhóm các kỹ sư và nhà lãnh đạo của Google, Facebook và Amazon cùng các công ty công nghệ hàng đầu khác. Chúng ta chỉ là những người bị áp đặt.
Thế độc quyền song hành trong quảng cáo và đưa tin của Google và Facebook đã khiến các hãng tin và báo chí truyền thống phải bắt tay nhau để đệ đơn kiến nghị lên Quốc hội Mỹ vào hồi đầu tháng này. Và chưa bao giờ vấn đề bảo mật và riêng tư lại được quan tâm như bây giờ.
Gần đây Facebook đã thông báo về một nghiên cứu hãng này đang tiến hành, cho phép người dùng chỉ bằng suy nghĩ cũng có thể điều khiển được các thiết bị kỹ thuật số. Nếu dự án này thành công, mạng xã hội khổng lồ này sẽ có thể tiếp cận mọi suy nghĩ của chúng ta.
Còn Google, tháng 6 vừa rồi đã tuyên bố ngừng quét mail người dùng để lấy dữ liệu quảng cáo. Điều này có thể được hiểu rằng, ông lớn công nghệ này đã tìm ra nguồn dữ liệu mới và không cần quá phụ thuộc vào thói quen sử dụng mail của người dùng nữa. Với tình trạng như hiện tại, liệu chúng ta đã sẵn sàng để chấp nhận việc các công ty công nghệ giám sát cuộc sống của mình như vậy?
Sức mạnh và tầm ảnh hưởng khủng khiếp của Google, Amazon và Facebook (tranh minh họa của Robert Neubecker)
Thế giới bên ngoài Thung lũng Silicon cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, rất hiếm chính trị gia nào muốn lắng nghe những nguy cơ của trí tuệ nhân tạo hay chịu tìm hiểu những khả năng và ảnh hưởng chính trị mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra. Hy vọng sớm nhất may ra có thể đến vào cuộc bầu cử năm 2018 khi áp lực cần phải kiểm soát hiện tượng độc quyền công nghệ ngày càng lớn và giới chính trị không thể phớt lờ hơn nữa.
Biện pháp trước mắt có thể là một đạo luật chống độc quyền mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Việc thi hành luật cũng cần chặt chẽ hơn. Khoản phạt 2,7 tỉ USD của EU cho Google và án phạt của Đức cho Facebook là hai minh chứng điển hình.
Chính lịch sử của Thung lũng Silicon cũng cho chúng ta vài gợi ý để giải quyết vấn đề. Cuộc cách mạng công nghệ suốt nửa thế kỷ qua đã không xảy ra nếu không có 3 vụ khởi tố vi phạm độc quyền này.
Năm 1956, AT&T buộc phải chia sẻ bằng sáng chế máy laser, thiết bị vệ tinh, pin mặt trời… cho các công ty khác trên nước Mỹ. Nhờ phán quyết này, Motorola và Intel ra đời. Những năm 1970, sau quá trình kháng cáo kéo dài 13 năm không thành, IBM buộc phải chấp nhận để các công ty khác tự do sản xuất phần mềm và phát triển hệ điều hành. Hai chàng thanh niên Bill Gates và Paul Allen đã làm nên lịch sử. Đến lượt Microsoft, vụ kiện năm 1998 giúp người dùng Windows có thể lựa chọn một trình duyệt web khác ngoài Internet Explorer. Và Google sẽ mãi biết ơn phán quyết này.
Có thể thấy, những hành động chống độc quyền sẽ là biện pháp tốt nhất, không phải là để kìm hãm sự tiến bộ mà là để thúc đẩy nó, luôn tạo một sân chơi bình đẳng để không ai có thể là “ông lớn” mãi mãi.
Trong đó có một nhân vật người Việt khá nổi tiếng, hiện đang là Tổng Giám đốc Công nghệ của Uber toàn cầu.