Camera kép khác gì so với camera đơn thông thường?
- Chủ nhật - 23/04/2017 15:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thiết kế camera kép không còn là ý tưởng mới bởi vào năm 2011, chiếc smartphone sở hữu tính năng này đã xuất hiện trên thế giới – HTC Evo 3D. Ngày nay, mỗi loại camera kép trên từng loại smartphone lại có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Camera kép trên iPhone 7 Plus
Vào năm ngoái, iPhone 7 Plus là dòng iPhone đầu tiên của “Nhà Táo” được trang bị tính năng camera sau kép. Bộ phận này đã bù đắp được nhược điểm thiếu zoom (phóng to) quang học trên các thế hệ iPhone trước đó.
Ảnh chụp minh họa cho chế độ chân dung trên iPhone 7 Plus.
Cụ thể, một trong hai camera sẽ sử dụng ống kính telephoto, có khả năng phóng to hình ảnh mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng ảnh. Tính năng này hoạt động khá ổn định nhờ phần mềm nâng cấp của hãng. Cả hai camera sau đều có tiêu cự khác nhau, hỗ trợ chụp chế độ chân dung khá “chất”.
Tuy vậy, iPhone 7 Plus không phải là sản phẩm duy nhất tiếp cận loại camera kép này. Tại mùa CES (Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng) năm nay, Asus cũng cho ra mắt loạt thiết bị Zenfone 3 Zoom với công nghệ tương tự nhưng khả năng zoom và lấy nét được cải thiện tốt hơn.
Camera kép trên LG G5
Ảnh chụp góc rộng trên LG G5.
G5 xuất hiện trước “đối thủ” iPhone 7 Plus và cũng sở hữu camera sau kép. Năm nay, G6 vẫn được thừa hưởng tính năng này với nhiều nâng cấp tốt hơn. So với cách tiếp cận của Apple, LG xử lý camera thứ 2 với phương pháp trái ngược: hỗ trợ chụp ảnh góc rộng, hình ảnh được thu lại nhỏ hơn.
Camera kép trên smartphone của Huawei
Công nghệ này được sử dụng trên nhiều thiết bị cao cấp của hãng, trong đó có P10 sắp “trình làng” vào thời gian tới. Hệ thống camera kép của Huawei sử dụng 2 loại cảm biến riêng biệt nhưng một trong số chúng có cấu tạo đơn sắc. Trên thực tế, cảm biến này sẽ có độ nhạy sáng tốt hơn, đem lại hình ảnh đẹp ngay cả khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu.
Ảnh chụp chế độ đơn sắc trên Huawei P9.
Với cách tiếp cận này, người dùng sẽ có được những bức ảnh chụp đơn sắc với chất lượng cao hơn, nhiều màu sắc hơn thay vì sử dụng hiệu ứng tự động có sẵn như trước đây. Qua đánh giá, chất lượng video đơn sắc trên P9 lại thấp hơn nhiều so với chất lượng hình ảnh đơn sắc.
Vào tháng 9 năm ngoái, Qualcomm cũng đã công bố công nghệ Clear Sight với cùng ý tưởng như Huawei nhưng dễ tiếp cận hơn. Công nghệ này đã được áp dụng trên Mi 5s Plus.
Camera kép trên Oppo F3 Plus
Đây được xem là một trong những điểm nhấn của sản phẩm với những khách hàng thường xuyên chụp ảnh tự sướng. Bằng cách sử dụng 2 cảm biến với một cảm biến thông thường và 1 cảm biến góc rộng, người dùng sẽ có được góc chụp lớn hơn khi chụp nhóm.
Cụ thể, cảm biến 16MP với khẩu độ f/2.0 có kích cỡ cảm biến là 1/3 inch sẽ đóng vai trò là camera chính. Ngoài ra, cảm biến còn lại có độ phân giải chỉ 8MP, hỗ trợ chụp góc rộng 120 độ.
Ở camera chính, F3 Plus sử dụng cảm biến 16MP của Sony IMX398 độc quyền, khẩu độ f/1.7 với kích cỡ cảm biến chỉ 1.28 inch, hứa hẹn sẽ đem lại hình ảnh chất lượng hơn. Thêm nữa, bộ phận này còn được tích hợp tính năng lấy nét PDAF, cho ảnh chụp chi tiết hơn.
Camera kép trong tương lai
Mới đây, Oppo đã giới thiệu công nghệ máy ảnh mới của mình mang tên 5x với thiết kế cảm biến kép. Một trong hai cảm biến sẽ được gắn vào ống kính tele và ẩn bên trong khung thiết bị, giúp người dùng có thể zoom quang học “lossless” lên 5x.
Lenovo Phab 2 Pro là chiếc điện thoại duy nhất tích hợp công nghệ camera Google Tango.
Trong khi đó, Google lại sử dụng nền tảng Tango, cho phép 3 hoặc nhiều cảm biến hoạt động cùng lúc trên nguyên lý cơ bản giống nhau: sử dụng một mô đun (module) đa camera (multi camera) cho từng mục đích chụp nhất định. Tuy nhiên, loại cảm biến này mới chỉ hiện diện trên một mẫu smartphone duy nhất - Lenovo Phab 2 Pro.