Top 10 thị trấn, thành phố "ma" ám ảnh nhất thế giới
- Thứ ba - 16/08/2016 03:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đảo búp bê (Mexico)
Đây là nơi ở của 1 ẩn sĩ tên Julian Santana Barrera, ông sống cô lập với thế giới bên ngoài trên kênh Xochimilco, thung lũng Mexico. Truyền thuyết kể lại rằng ông đã tìm thấy xác một cô gái chết đuối trôi dạt vào gần nơi ở của mình. Để xoa dịu nỗi đau của linh hồn cô gái này, ông đã tự tay làm hàng trăm con búp bê đủ mọi màu sắc, hình dáng.
Đảo búp bê trở thành nơi thu hút khá nhiều khách du lịch khi đến Mexico
Năm 2001, xác của ẩn sĩ này được tìm thấy cũng trong tư thế của người chết đuối, được cho là ở cùng một nơi xác cô gái trôi dạt vào. Điều kì lạ là các con búp bê được làm ra có đôi mắt vô cùng ma quái và được treo khắp hòn đảo. Nơi đây hiện không có ai sinh sống.
Thành phố Hashima (Nhật Bản)
Thành phố Hashima nằm trên đảo Hashima, Nhật Bản từng là cơ sở khai thác than của hàng ngàn công nhân. Nhưng từ năm 1974, nó đã bị bỏ hoang một cách kì lạ, để lại những tòa nhà bê tông đổ nát và những tàn tích phủ bụi.
Đảo Hashima giờ đây bị bỏ hoang với nhiều ám ảnh kinh hoàng của những người từng lao động tại đây.
Người ta cho rằng điều kiện sống khắc nghiệt khiến những công nhân không thể chịu đựng được và buộc phải rời khỏi nơi này. Tại thời điểm họ bỏ đi, đây từng là nơi ở của hơn 5.000 người với mật độ dân số là 835 người/ha. Một số người sống sót trở về cáo buộc họ đã buộc phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt và trở thành nô lệ cho các ông chủ Nhật Bản.
Thị trấn Pripyat (Ukraine)
Bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, thị trấn Pripyat trước đó từng là nơi sinh sống của hơn 50.000 người dân. Song thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nước này đã khiến họ bị chết hoặc buộc phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn.
Thị trấn Pripyat giờ đây chỉ là đống hoang tàn, với sự sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã lẫn đột biến do nhiễm chất phóng xạ
Thị trấn giờ nằm trong "khu vực xa lánh" phía Bắc Ukraina, cách thủ đô Kiev khoảng 100km. Đây cũng là nơi đặt nhà máy hạt nhân đã phát nổ vào năm 1986.
Thị trấn Oradour-sur-Glane (Pháp)
Oradour-sur-Glane bị bỏ hoang từ vụ thảm sát kinh hoàng tại đây do Đức Quốc xã tiến hành trong năm 1944. 642 người - phần lớn là phụ nữ và trẻ em - đã bị giết hại trong cuộc tấn công khủng khiếp này. Tướng Pháp hồi đó là Charles de Gaulle đã tuyên bố cả thị trấn này sẽ bị bỏ hoang và trở thành đài tưởng niệm in đậm dấu ấn cho sự tàn ác của Phát xít.
Quang cảnh tiêu điều, ám ảnh của thị trấn Oradour-sur-Glane
Giờ đây, các con đường chỉ còn lại xác của những chiếc xe ô tô đã không kịp di tản, giờ hoen ố, rỉ sét bên cạnh những tòa nhà đổ nát. Nhiều người còn khẳng định vào ban đêm, họ nhìn thấy những bóng người kì ạ di chuyển chậm rãi trên những đường phố vắng tanh.
Thành phố Sanzhi (Đài Loan)
Nằm tại thành phố Tam Chi, Tân Bắc, Đài Loan, khu vực được gọi là thành phố Sanzhi ban đầu là một khu nghỉ mát phục vụ cho quân đội và tướng lĩnh Mỹ đóng quân tại Đài Loan. Các tòa nhà được xây dựng với khối kiến trúc mô phỏng UFO thuộc diện sang trọng và xa xỉ bậc nhất.
Vẻ cô quạnh đến rùng rợn của Sanzhi
Tuy nhiên từ năm 1980, thành phố này đã bị bỏ hoang và cấm người đến cư trú. Lí do là bởi trong thời gian xây dựng, nhiều công nhân tại đây đã bị thiệt mạng do tai nạn hoặc nhiều lí do quái nghiệt khác. Con số người bị chết khi sống và làm việc tại đây lên tới con số 20. Nhiều suy đoán cho rằng, lí do là bởi thành phố này đã xây dựng lên khu vực chôn cất của người Hà Lan, một số khác cho biết một bức tượng rồng đã bị phá hủy trong quá trình xây dựng đã khiến nhiều người ở đây bị báo ứng.
Thị trấn Port Arthur (Úc)
Thị trấn nhỏ này từng là nơi dánh riêng để hành quyết tội phạm, nằm trên bán đảo Tasmania, Úc. Đây được coi là địa điểm bị ma ám nhất tại Úc. Năm 1996, thị trấn này từng là nơi diễn ra một vụ thảm sát kinh hoàng của bọn tội phạm. Những người ghé thăm nơi này thường kể lại rằng, họ đã nhìn và nghe thấy những hình dáng và âm thanh lạ phát ra từ trong rừng.
Port Arthur có riêng một nhà thờ bị bỏ hoang, nơi phát ra tiếng chuông kì quái mặc dù không có ai ở đó.
Thị trấn Bodie (Mỹ)
Ẩn mình sau những ngọn đồi thuộc dãy núi Sierra Nevada, bang California, Bodie là một trong những thị trấn ma ám nổi tiếng nhất ở Bắc Mỹ. Nơi đây trước kia từng là mỏ vàng, là nơi sinh sống của rất nhiều công nhân, kĩ sư, thậm chí là các tên cướp, và nhiều người cho rằng có cả…linh hồn ma quỷ.
Gian bếp trong một căn hộ bỏ hoang tại thị trấn Bodie
Rất ít người gặp may mắn và trở nên giàu có mặc dù họ mang được vàng về từ thị trấn này. Một cảnh báo đã được người ta giăng lên, đó là nếu bạn đến đây tham quan và muốn lấy một đồ vật gì đó để làm kỉ niệm, thì bạn nên chuẩn bị để gánh chịu hậu quả, bởi những hồn ma lang thang trong thị trấn này luôn bảo vệ những đồ vật đó khỏi những kẻ trộm.
Thị trấn Grytviken (Nam Georgia)
Thị trấn này thực tế là một trạm đánh bắt cá voi ở Nam Cực, bị bỏ hoang vào những năm 1966 sau khi nạn săn và tàn sát cá voi nơi đây đạt đến đỉnh điểm và chính quyền không thể thao túng cho hoạt động này được nữa.
Thị trấn Grytviken
Còn lại nơi đây chỉ còn là những con tàu ma quái từng ám mùi máu của vô vàn con cá voi, các tòa nhà xuống cấp và một nghĩa trang đáng sợ của những người lao động trước đây được chôn cất qua loa. Grytviken bị bao bọc bởi những ngọn núi cao, tuyết phủ gần như quanh năm nên nơi đây càng trở nên u ám, ma quái.
Thị trấn Centralia (Mỹ)
Centralia là một trong những thị trấn bị bỏ hoang gây nhiều tranh cãi nhất nước Mỹ. Nằm tại bang Pennsylvania, nơi này từng được cho là mỏ than Antraxit vô cùng lớn. Chính quyền đã từng thuyết phục người dân di cư để họ có quyền sở hữu và khai thác mỏ này, song không có tác dụng.
Con đường vẫn còn âm ỉ than cháy bên dưới lòng đất.
Năm 1962, một đám cháy đã xảy ra tại bãi rác gần nghĩa trang Odd Fellows trong thị trấn, ngọn lửa nhanh chóng lan truyền thông qua một lối vào mỏ than bên dưới thành phố và các đám cháy bén vào mỏ than, cháy âm ỉ trong gần 20 năm. Các cột khói độc, lòng đường giao thông bị nứt ra. Toàn bộ người dân đã phải sơ tán Nhiều người cho rằng đây có thể là một âm mưu của chính quyền địa phương để chiếm đoạt được khu vực này.
Thị trấn Kolmanskop (Namibia)
Thị trấn này trước kia từng là nơi khai thác kim cương rất thịnh vượng của chính quyền Đức Quốc xã. Nơi đây có cả những phòng khiêu vũ, một rạp hát xa hoa và các hệ thống xe điện đầu tiên ở châu Phi.
Kolmanskop giờ chỉ còn lại những triền cát và những ngôi nhà hoang
Song kể từ khi mỏ kim cương cạn kiệt, hệ quả của việc khai khác kim cương quá mức chính là việc toàn bộ thị trấn này bị sa mạc hóa. Giờ đây nó chỉ còn là những căn nhà chứa đầy cát và những con thú hoang.