Bi kịch đằng sau bộ xương “ma cà rồng” 500 tuổi ở Ba Lan
- Thứ bảy - 13/08/2016 01:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bộ xương "ma ca rồng" đang được trưng bày tại bảo tàng Kamien
Bộ xương của một “ma cà rồng” được chôn cất từ thế kỉ thứ 16 đang được trưng bày tại một bảo tàng ở Ba Lan.
Rất nhiều bộ xương có dấu hiệu của nghi lễ chôn cất ma cà rồng đã được phát hiện cách đây hai năm ở miền bắc Ba Lan. Tại một nghĩa trang cổ cạnh nhà thờ ở thị trấn Kamien Pomorski, bộ xương “ma cà rồng” này được các chuyên gia xác định là của một người đàn ông bị chôn cất với niềm tin anh ta là một ma cà rồng hút máu người.
Hiện bộ xương đang trở thành điểm thu hút chính ở bảo tàng Lịch sử đất Kamien khi các nhà tổ chức chuẩn bị tổ chức một cuộc triển lãm độc quyền về ma cà rồng.
Bộ xương thể hiện nghi lễ chôn cất ma cà rồng từ thế kỉ 16
Bộ xương được tìm thấy với một cái cọc cắm vào chân và một hòn đá ở trong miệng của “ma cà rồng”.
Các chuyên gia về ma cà rồng cho biết hòn đá được đặt vào miệng để ngăn nó cắn, hút máu người khác. Và một cái cọc đâm thủng xương đùi và xương chày có mục đích không cho phép ma cà rồng chạy trốn khỏi ngôi mộ của nó.
Người chỉ đạo khai quật các bộ xương trong nghĩa trang cổ, ông Slawomir Gorka, giải thích người đàn ông đã có thể bị chôn cất vào khoảng thế kỷ thứ 16.
Không có chi tiết nào trong quan tài cho thấy thời điểm tử vong chính xác của “ma cà rồng”.
Nhiều ngôi mộ "ma cà rồng" được tìm thấy ở một nghĩa trang cổ ở thị trấn Kamien Pomorski
Một số ngôi mộ “ma cà rồng” đã được tìm thấy ở Ba Lan. Được biết các nghi lễ chôn cất ma cà rồng xảy ra phổ biến ở Kamien Pomorski từ thế kỉ 13 đến thế kỉ 17.
Thời đó, nhiều người tin rằng những “kẻ xấu" có thể biến thành ma cà rồng sau khi chết, trừ khi họ bị đâm xuyên qua ngực trước khi được chôn cất. Trong số những người bị cho là “ma cà rồng”, thường có rất nhiều người trí thức, quý tộc và giáo sĩ.
Trong số những người bị cho là “ma cà rồng”, thường có rất nhiều người trí thức, quý tộc và giáo sĩ