Ném dép vào Phó Chánh án đang xin lỗi ông Hàn Đức Long, phạm tội gì?
- Thứ tư - 26/04/2017 20:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông Trần Văn Tuân, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội liên tục bị ném dép vào người khi đang đọc lời xin lỗi ông Hàn Đức Long. (Ảnh M.C)
Hôm qua (25.4), tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tổ chức xin lỗi công khai ông Hàn Đức Long (58 tuổi, ở xã Phúc Sơn), người bị tuyên án tử hình oan và phải ngồi tù 11 năm.
Tuy nhiên, tại buổi xin lỗi công khai, người nhà nạn nhân Nguyễn Thị Yến (5 tuổi) đã gây náo loạn hội trường nơi diễn ra buổi xin lỗi với lý do chưa tìm ra được hung thủ thực sự của vụ án. Một số người kéo sập tấm biển ghi nội dụng buổi xin lỗi treo ở hội trường.
Một số người kéo sập tấm biển ghi nội dụng buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long treo ở hội trường UBND xã Tân Sơn.
Đáng chú ý, khi ông Trần Văn Tuân, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đọc lời xin lỗi công khai ông Long, nhiều người quá khích ở hội trường đã cầm dép ném liên tiếp vào người ông Tuân.
Trao đổi với PV về sự việc trên, luật sư Giang Hồng Thanh – Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết: Về mặt cá nhân, ông thấu hiểu những hành động của người nhà nạn nhân Yến khi cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận về thủ phạm gây ra vụ án.
Tuy nhiên, việc họ gây náo loạn, ném nhiều thứ về phía những người đang thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật , cụ thể là dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hành vi gây rối có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Luật sư Thanh cho biết, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ, hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử lý hình sự nếu như hành vi đó gây ra một trong những hậu quả như cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân… hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
“Nếu cơ quan chức năng có căn cứ xác định việc gây náo loạn, ném dép vào ông Trần Văn Tuân khi đang đọc lời xin lỗi ông Hàn Đức Long là hành vi cản trở hoạt động cơ qua Nhà nước thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự”, luật sư Giang Hồng Thanh nói.
Luật sư Giang Hồng Thanh.
Đồng quan điểm, luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý thì cho rằng, việc xin lỗi vì gây oan sai cho ông Long và việc tìm ra thủ phạm vụ án là hai việc hoàn toàn khách nhau.
“Bức xúc của gia đình nạn nhân có thể hiểu được vì cái chết của cháu bé quá thương tâm, nhưng ông Long và gia đình cũng phải chịu rất nhiều mất mát lớn trong vụ án này khi bị hàm oan”, luật sư Kiên cho biết.
Luật sư Kiên đánh giá, hành vi giật tấm biển ghi nội dung buổi xin lỗi ông Hà Đức Long mà ban tổ chức chuẩn bị trước hay ném dép vào người ông Trần Văn Tuân là hành vi cản trở sự hoạt động của cơ quan Nhà nước. Bởi khi đọc bản xin lỗi ông Hàn Đức Long, ông Tân đang đại diện cho cơ quan Nhà nước xin lỗi, việc xin lỗi bị gián đoạn vì ông Tuân bị ném dép vào người liên tục.
Tuy nhiên, luật sư Giang Hồng Thanh và luật sư Lê Văn Kiên đều cho rằng, cần có cái nhìn thông cảm với hành vi gây náo loạn của người thân cháu Yến trong buổi xin lỗi bởi nguyên nhân dân tới sự việc có thể do thiếu hiểu biết pháp luật và quá bức xúc vì chưa tìm thấy kẻ sát hại cháu Yến.
“Việc náo loạn buổi xin lỗi chưa để lại hậu quả quá nghiêm trọng nên cơ quan chức năng có thể tuyên truyền nhắc nhở hoặc xử lý hành chính trường hợp vi phạm.
Quan trọng hơn, lực lượng chức năng cần tuyên truyền giải thích cho gia đình bị hại hiểu trong vụ án này ông Long bị oan và cũng là nạn nhân để hai bên có thể sống thanh thản với nhau”, luật sư Kiên nêu ý kiến.
Từ khi ông Long bị bắt, gia đình ông đã chạy vạy đủ đường để có tiền kêu oan. Hiện tại, gia đình ông nợ khoảng...