Các dấu hiệu khi bị động thai, mẹ bầu cần lưu ý
- Thứ ba - 28/03/2017 13:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Mẹ bị sưng, phù
Trong quá trình mang thai, các bà mẹ thường bị phù. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo mẹ nên theo dõi sự thay đổi trên mặt, tay, mắt cá chân và ngón chân vì bị sưng ở những vị trí này thường là dấu hiệu của tiền sản giật, thường xảy ra từ giữa đến cuối thai kì và nhiễm độc máu.
Vì vậy, nếu cảm thấy bị sưng một cách bất ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm tiền sản giật.
2. Bé ít động
Mẹ có thể cảm nhận được bé “đạp” từ giữa 16 đến 24 tuần.
Từ tuần 24 trở đi, các bé sẽ nghịch và động nhiều hơn, nhưng vào ban đêm, bé cũng sẽ “nghỉ ngơi”. Khi thấy các triệu chứng bé động ít, hãy đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám. Đừng tự ý kích thích bé đạp bởi vì có thể mẹ đang bị khó tiêu và sẽ nhầm các hoạt động của cơ bụng với những lần đạp của bé.
Hãy tập trung theo dõi những chuyển động của bé khi mẹ không chắc chắn bé đang đạp ít hơn. Không sử dụng các thiết bị cầm tay hay các ứng dụng điện thoại để kiểm tra nhịp tim của thai vì điều này gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
3. Mẹ bị chảy máu
Khi mang thai, mẹ thường bị chảy máu nhẹ. Nhưng đôi khi đó lại là dấu hiệu mẹ sắp bị sẩy thai, nhau tiền đạo hay bong nhau thai, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
4. Mẹ bị đau
Cùng với sưng phù, bị đau là một trong những triệu chứng các mẹ phải chịu đựng khi mang thai.
Khi thấy những cơn đau không dịu đi hoặc đau nặng thêm cùng chảy máu, hãy liên lạc với các bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo mẹ không bị sẩy thai, thai ngoài tử cung.
5. Mẹ bị sốt
Sốt không phải một tình trạng hiếm gặp khi mang thai. Trong quá trình thai nghén, hệ miễn dịch của mẹ yếu đi và rất dễ bị cúm. Tuy nhiên, khi sốt kéo dài quá 24 đến 36 giờ cùng với những cơn đau, hãy gặp bác sĩ ngay bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thận, viêm phổi hoặc bệnh do vi khuẩn Listeria.