Bỏ túi cách nấu giả cầy ngon cho ngày trở gió
- Thứ năm - 06/10/2016 05:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhắc đến giả cầy là nhắc đến hương vị của những ngày lạnh. Với bất cứ ai hương vị ấy cũng thật khó quên và không thể cưỡng nổi bởi mùi thơm đậm vị của riềng mẻ hòa với vị thơm bùi của chân giò ấy. Mấu chốt của cách nấu giả cầy ngon nằm ở cách thức ướp thịt sao cho vừa phải gia vị mà vẫn ngậy lên mùi đặc trưng.
Nguyên liệu
- Thịt: loại ba chỉ hoặc chân giò ( trọng lượng tùy vào số lượng người ăn và khẩu phần ăn tùy chọn )
- Sả: 3 nhánh
- Riềng: 1 củ
- Ớt: 2 - 3 quả tùy độ cay của người dùng
- Mật mía
- Gia vị: loại cơ bản nước mắm, gia vị, bột nghệ,riềng, mẻ và mắm tôm (nếu không muốn mua sẵn, bạn có thể tự làm mắm tôm tại nhà đều được).
Cách nấu giả cầy ngon
- 1
Băm nhỏ sả, thái riềng và ớt rồi để riêng. Đây đều là những nguyên liệu không thể thiếu trong món giả cầy, khi ướp với những nguyên liệu này sẽ giúp món ăn thêm đậm vị hơn.
- 2
Tiếp đến với phần sơ chế thịt, dù là thịt chân giò hay thịt ba chỉ thì đều phải được nướng cháy xém phần da bì. Đó chính là mẹo nấu giả cầy ngon sao cho giống thật nhất.
Có một gơi ý nho nhỏ để tạo màu cho thịt đó là thui bằng rơm hoặc nướng bằng lò vi sóng. Tuyệt đối không được nướng chín mà chỉ được nướng vàng thịt thôi nhé.
- 3
Sau khi đã sơ chế qua phần bì, tiếp đến công đoạn rửa sạch và cạo loại bỏ hết lông. Đồng thời sử dụng các gia vị đã chuẩn bị từ trước: riềng xay, nghệ xay, mẻ và mắm tôm cùng 1 thìa cà phê gia vị rồi để ngấm trong vòng 45 phút.
- 4
Sau khi đã qua bước sơ chế như làm sạch và tẩm ướp thì đến công đoạn quan trọng nhất là làm chín. Ở công đoạn này cần phải lưu ý thời gian đun cũng như độ lửa sao cho vừa.
Đầu tiên cho một lượng dầu vừa phải vào nồi, sau đó thả thịt vào xào săn qua miếng thịt tới khi thấy phần bì có phần co lại. Khi đã xào xong thịt thì đổ nước ngập 2/3 thịt và ninh thịt đến khi nào thịt có độ chín mềm nghĩa là món giả cầy đã đạt yêu cầu rồi đó.
- Lưu ý để làm giả cầy ngon:
- Trong quá trình ninh nên để lửa ở mức trung bình vì như thế gia vị vừa ngấm vào thịt dần dần để thịt có độ mềm vừa phải và đậm đà.
- Trong trường hợp bạn nấu bằng nồi áp suất thì lưu ý không cho thêm nước, không để xì hơi và để cho món ăn tự nguội. Và ngược lại với nồi thường thì nên cho thêm nước trong quá trình đun nếu thấy quá cạn mà thịt vẫn chưa ngấm. Cả hai cách trên đều phải để lửa ở mức trung bình nếu không món giả cầy sẽ không ngấm gia vị mà còn bị cứng nữa.
Thành phẩm
Giả cầy có vị đậm của mắm tôm, vị thơm nồng của riềng và nghệ cùng với thớ thịt mềm chắc chắn bất cứ ai cũng khó lòng từ chối. Giả cầy có thể ăn với cơm hoặc bún đều rất hợp nhất là khi còn nóng.
Nếu muốn ăn thêm món nữa để ăn kèm cho đỡ ngấy các mẹ có thể rán một đĩa đậu phụ nhỏ ăn kèm vừa tránh ngấy. Ngoài ra để có công thức lạ miệng thì các mẹ có thể thêm quế và nước hàng như vậy món ăn sẽ có màu sắc đẹp mắt và mùi thơm của quế sẽ gây lạ miệng cho món ăn.
Sau khi đã đun tới độ sệt sệt của nước thì giả cầy sẽ có mùi thơm của riềng mẻ cùng với nước sánh có màu vàng. Thịt sau khi đun sẽ có vị mềm đặc trưng của chân giò với vị ngon đậm đà từ mắm tôm và thơm của riềng thì đó chắc chắn là một bát giả cầy thành công rồi.
Để thay đổi khẩu vị các mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách nấu khác như:
- Cách nấu sườn non giả cầy đậm đà cuối ngày
- Cách nấu vịt giả cầy thơm ngon gia đình nào cũng thích