Lưu ý trong chế độ ăn người bị bệnh viêm đại tràng mạn
- Thứ ba - 16/08/2016 05:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân cao ở nhiều nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang Viêm đại tràng mạn tính.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa,… Bệnh thường xuyên tái phát, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày. Việc điều trị bệnh Viêm đai tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược hiện nay chủ yếu để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau,…)
Theo các chuyên gia, dù đại tràng chỉ dài 150 cm nhưng có rất nhiều bệnh lý khác nhau và có thể chia thành 2 nhóm: bệnh lành tính và ác tính. Trong mỗi nhóm bệnh, tùy theo triệu chứng, mức độ lại có những loại bệnh khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau.
- 1
Khi bị táo bón
Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
- 2
Khi bị tiêu chảy
Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.
- 3
Tránh chất kích thích
Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà…đều phải kiêng.
- 4
Hạn chế các sản phẩm từ sữa
Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.
- 5
Hạn chế mỡ
Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
- 6
Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid
Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết
- 7
Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày
Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.
- 8
Những ngày không đau
Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở “chứng”.