Những lầm tưởng của bạn về hơi thở "có mùi"
- Thứ ba - 16/08/2016 10:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Joseph Banker, nha sĩ tại Viện Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng New Jersey, cho biết hôi miệng là chuông báo của các vi khuẩn trong khoang miệng, và là kết quả của bệnh nướu răng, ảnh hưởng đến 3/4 dân Mỹ. Một cuộc khảo sát gần đây cho biết hơi thở có mùi khó chịu chiếm đến 86% lý do một cô nàng từ chối hẹn hò với nam giới.
Việc cải thiện hơi thở khó chịu không đơn giản như bạn nghĩ chỉ với vài viên kẹo, bạn cần quan tâm hơn đến vấn đề này để triệt để loại bỏ mùi hôi cho hơi thở của bạn.
- 1
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Răng bạn trắng đến mức nào cũng không làm giảm việc hôi miệng, đừng nghĩ răng trắng đã sạch thì có thể lười vệ sinh răng miệng.
Nếu bạn không đánh răng và dùng chỉ nha khoa, thì hàm răng ngà ngọc đó vẫn có thể "bốc mùi". Vệ sinh răng miệng kém là thủ phạm lớn nhất gây ra hôi miệng, Banker cho biết. Bên cạnh việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa (ít nhất là 2 lần/ngày), bạn cũng nên trang bị một dụng cụ cạo lưỡi.
Cái cạo lưỡi giúp loại bỏ những mảng bám thức ăn và vi khuẩn trên lưỡi, một trong những lý do gây hôi miệng. Nếu bạn không thể nhớ lần cuối cùng mình đến nha sĩ là khi nào thì những bước làm sạch cơ bản này sẽ xây dựng một cơ chế làm sạch đúng đắn cho răng miệng của bạn.
- 2
Từ bỏ các thói quen xấu
Trên cơ bản thì mùi của cà phê, rượu và thuốc lá trong hơi thở của bạn cũng đã rất khó chịu. Bên cạnh đó, cà phê, rượu là nguyên nhân làm giảm lượng nước bọt. Mà nước bọt có tác dụng làm sạch tự nhiên các mảng bám trên răng, rửa trôi những vi khuẩn gây mùi có trong khoang miệng.
Thuốc lá làm khô miệng, các hóa chất được tìm thấy trong thuốc là còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, bệnh nướu răng, và nguy cơ ung thư miệng. Tất cả đều có liên quan đến hơi thở "khó ngửi".
- 3
Ăn đúng cách
Ăn thực phẩm tốt thì sẽ thở ra hơi thở tốt, đây là nguyên lý cơ bản cho việc ăn đúng của bạn. Rau xanh, đặc biệt là loại rau khi nhai bạn thấy có cảm giác thân rau giòn. Các loại rau xanh này như một dạng bàn chải tự nhiên, có thể giúp loại bỏ các mảng bám trên răng. Nước từ rau khi nhai còn giúp làm sạch răng, loại bỏ các độc tố có trong vòm miệng, góp phần làm hơi thở sạch hơn.
- 4
Đôi khi cần đến thuốc
Hơi thở khó chịu có thể là biểu hiện của một vấn đề răng miệng lớn hơn như bệnh về nướu răng, hay nhiễm trùng răng. Nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc điều trị laser để loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Vì khô miệng là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc, và một số người do di truyền dễ mắc bệnh nha chu, nên điều trị bằng thuốc cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của cả nha sĩ, và bác sĩ của bạn.
- 5
Phải gặp cả bác sĩ
Nếu như nha sĩ của bạn không tìm ra nguyên nhân gây nên hơi thở nặng mùi, bạn nên đến một bác sĩ để được khám và tư vấn tổng quát. Hôi miệng có thể là một trong những biểu hiện của các bệnh lý khác như tiểu đường, suy thận, gan. Bạn phải tìm ra nguyên nhân chính xác thì mới có biện pháp phù hợp cho vấn đề hơi thở của mình.