6 bệnh dân văn phòng cần đề phòng trước
- Thứ ba - 16/08/2016 13:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
- 1
Mỏi mắt
Làm việc liên tục với máy tính sẽ khiến mắt bạn không chỉ mỏi, nhức, mà còn có thể bị khô hoặc chảy nước liên tục. Đó là do mắt phải điều tiết quá nhiều trong một thời gian dài nên đã dẫn đến tình trạng trên. Đi kèm với mỏi mắt là chóng mặt, nhức đầu và có cảm giác nôn nao. Sóng máy tính gây hại cho hệ thần kinh, mắt nhức mỏi cũng khiến thần kinh căng thẳng, cùng với đó là không khí ngột ngạt của văn phòng sẽ khiến bạn dễ bị căng thẳng hơn.Nếu muốn chấm dứt tình trạng trên, sau mỗi 60 phút làm việc trước máy tính bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi đó bạn hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và tưởng tượng mình đang ở một nơi có phong cảnh đẹp hay nghe một bản nhạc du dương.
- 2
Đau lưng, nhức tay, thoái hóa đốt sống cổ
Ngồi nhiều với tư thế sai sẽ làm cơ lưng và cột sống vặn vẹo dẫn đến bệnh đau lưng . Gõ máy tính liên tục và bấm chuột sẽ khiến các khớp tay đau nhức. Cổ liên tục ở tư thế bất động, máu kém lưu thông, dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp. Đó là lý do vì sao những người làm văn phòng dễ mắc các bệnh như hội chứng ống cổ tay (cánh tay đau nhức), thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa. Lời khuyên hữu ích dành cho dân văn phòng là hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình cho đúng: lưng thẳng, không ngồi lún quá sâu vào lưng ghế. Nên tìm cho mình một chiếc ghế mềm mại và thoải mái nhất. Chú ý đến độ cao của bàn viết và ghế ngồi để hai tay của bạn vừa tầm trên bàn làm việc. Sau 2 giờ làm việc với máy tính bạn nên vươn vai, xoay người, hay tập một môn thể thao nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông. Đồng thời, thường xuyên tự xoa bóp các khớp ngón tay để tránh sự nhức mỏi và co rút cơ.
- 3
Hội chứng tổn thương thần kinh
Hội chứng tổn thương thần kinh là những thứ mà bạn có thể gặp. Khi bạn ngoẹo đầu sang một bên để giữ điện thoại nói chuyện trong khi hai tay vẫn thoăn thoắt với máy tính, có thể bị hội chứng thoát ngực. Nó là do sự chèn ép đám rối thần kinh cánh tay do căng cơ bên của cổ vì sai vị trí đầu hay tư thế ngồi sụp. Khi duỗi ngón tay và cổ tay lặp đi lặp lại hay do quay cẳng tay sẽ làm chèn ép dây thần kinh quay, coi chừng bị hội chứng ống thần kinh quay với biểu hiện là cảm giác khó chịu từ khuỷu tay đến phần chân đế của ngón cái hoặc yếu cổ tay.
- 4
Béo bụng
Không chỉ nam giới, mà nữ giới văn phòng bụng cũng có xu hướng to hơn bình thường, đó là vì họ ít vận động, ngồi sai tư thế, khiến cho lượng mỡ tích lại ở vùng bụng nhiều hơn bình thường. Đó là chưa kể tới việc ít vận động, thừa calo còn dẫn tới béo phì. Do đó, nếu công việc của bạn ít phải vận động thì bạn hãy cố tận dụng mọi cơ hội để được đi lại, hoạt động chân tay. Thay cho đi thang máy, hãy leo cầu thang bộ... cùng với đó là tập các bài tập thể dục giữa giờ.
- 5
Các bệnh về da và hô hấp
Trong môi trường máy điều hòa tại văn phòng, lại thiếu không khí trong lành, da và hệ thống hô hấp của bạn sẽ có vấn đề. Nhẹ thì da mất nước, khô ráp, sạm màu. Nặng hơn thì da nổi mụn, dị ứng, miệng khô, khó thở và dễ bị viêm đường hô hấp. Uống nhiều nước, dùng kem dưỡng ẩm và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E... là điều rất cần thiết đối với nhân viên văn phòng vì chúng có tác dụng chống lão hóa, khôi phục độ ẩm cũng như độ đàn hồi cho các tế bào da. Thỉnh thoảng, bạn cố gắng ra ngoài phòng hít thở không khí trong lành để cải thiện tình trạng trên.Da bạn phải "làm việc" căng thẳng cả ngày, vì vậy buổi tối chính là lúc bạn cần dành thời gian để "cải tạo" làn da của mình thông qua việc đắp mặt nạ và mát xa cho da. Đắp mặt nạ sẽ làm giãn nở các lỗ chân lông, giúp lấy đi các tế bào da chết, lưu thông máu, từ đó làm da bạn mềm mại và mịn màng.
- 6
Hội chứng ống cổ tay
Bệnh nhân có cảm giác đau lan xuống ngón cái, trỏ, giữa và nửa trong của ngón tay đeo nhẫn, họ cũng cảm thấy tê giống như kiến bò hoặc kim châm. Một số bệnh nhân có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm. Cảm giác đau và tê đôi khi cũng lan lên cẳng tay dẫn đến cầm nắm trở nên vụng về. Bệnh nhân thường phải lắc bàn tay để bớt khó chịu. Để phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, các cơ bắp cần phải có nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Thường xuyên tập thể dục nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay. Khi làm việc nên ngồi ở tư thế đúng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế hoặc đứng lên đi lại.