Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


10 sai lầm nghiêm trọng khi chế biến rau củ của bà nội trợ

10 sai lầm nghiêm trọng khi chế biến rau củ của bà nội trợ
Rau củ là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, nên hạn chế những cách bảo quản và chế biến thiếu khoa học để dưỡng chất trong rau không bị mất. Tham khảo ngay 10 sai lầm nghiêm trọng khi chế biến rau củ của bà nội trợ dưới đây nhé!

Mỗi loại rau củ lại có những cách chế biến riêng nên các chị em thường rất hay nhầm lẫn và áp dụng cách chế biến của loại rau củ này cho loại rau củ khác. Dưới đây là 10 loại rau củ mà các chị em cần lưu ý khi chế biến vì rất dễ mắc sai lầm.

  • 1

    Chế biến súp lơ xanh/ bông cải xanh

    Bông cải xanh là loại thực phẩm rất dễ mất đi chất dinh dưỡng sau khi hái. Những nghiên cứu cho thấy ngay sau khi cắt bông cải xanh từ cây thì hàm lượng chất chống ô xi hóa của bông cải sẽ giảm hơn 75%. Vì vậy, bạn nên chọn mua những bông cải xanh càng tươi càng tốt và nấu ngay chứ không nên giữ thêm trong tủ lạnh của gia đình. Đặc biệt, không nên mua những bông cải đã được cắt sẵn thành từng miếng nhỏ vì tỷ lệ mất chất chống ô xi hóa của những bông cải cắt nhỏ sẽ tăng gấp đôi.

  • 2

    Cắt cà rốt trước khi chế biến

    Thông thường các bà nội trợ thường cắt cà rốt thành từng miếng nhỏ rồi mới chế biến, việc làm này đã làm tiêu hao chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Vì vậy bạn nên cắt nhỏ cà rốt sau khi đã nấu chín vì điều này sẽ giúp giữ lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. 

  • 3

    Gọt vỏ dưa chuột trước khi ăn

    Nhiều bà nội trợ thường giữ thói quen gọt vỏ dưa chuột trước khi ăn. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là hãy rửa sạch và giữ lại phần vỏ dưa chuột vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin A và chất xơ. 

  • 4

    Chế biến tỏi ngay sau khi băm/cắt

    Việc cho tỏi vừa được băm nhuyễn trực tiếp lên chảo nóng sẽ làm mất đi gần như tất cả các công dụng của acillin, một chất dinh dưỡng mang lại những lợi ích của tỏi mà chúng ta thường biết đến như chữa mụn, diệt côn trùng, kháng sinh, chữa đau họng... 

    Các loại men sản xuất ra acillin sẽ không hoạt động khi tỏi không được cắt hoặc đập dập. Vì vậy, chế biến tỏi ngay sau khi cắt sẽ làm dán đoạn quá trình sản xuất chất acillin của men. Để men trong tỏi có thể phát huy tính năng của mình, tỏi nên được chế biến 10 phút sau khi đập dập hoặc băm nhỏ. 

  • 5

    Không làm giảm vị đắng của cải xoăn trước khi chế biến

    Với cải xoăn, các bà nội trợ nên nhúng vào nước sôi trong 30 giây và sau đó ngâm trong nước đá để lấy đi một số vị đắng của nó. Sau đó chỉ cần làm khô để sử dụng cải xoăn trong món salad.

  • 6

    Ăn khoai tây ngay sau khi nấu chín

    Khoai tây là loại thực phẩm chứa hàm lượng đường rất cao. Chính vì vậy, ăn khoai tây sau 24 tiếng khi đã được nấu chín giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa chất tinh bột hơn là việc ăn ngay sau khi chế biến. Các loại salad khoai tây lạnh là món ăn lý tưởng để có thể chế biến khoai tây sau 24 tiếng.

  • 7

    Khoai tây nướng

    Hầu hết các bà nội trợ thường nướng khoai tây bằng cách nhúng chúng qua dầu rồi cho vào lò nướng. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này món khoai tây nướng của bạn sẽ hấp thụ rất nhiều nước. Để khắc phục điều này hãy nướng khoai tây trên một tấm da thay vì nhúng qua dầu nhé.

  • 8

    Vứt đi phần giàu chất dinh dưỡng nhất của hành tây

    Rất nhiều bà nội trợ được khuyên rằng chỉ nên sử dụng phần có màu trắng hoặc màu nhạt nhất trong củ hành tây để chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, phần màu xanh đậm nhất của hành tây mới là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật nhất. Chính vì vậy trong quá trình chế biến bạn nên sử dụng hết cả phần màu trắng và màu xanh của củ hành nhé. 

  • 9

    Rau bina (rau chân vịt)

    Luộc rau bina có thể làm giảm đi hàm lượng chất chống oxy hóa. Theo các chuyên gia "Sau 10 phút đun sôi, ba phần tư lượng phytonutrient của rau bina sẽ chuyển qua môi trường nước bên ngoài”. Vì vậy, nếu luộc rau bina thì bạn không nên bỏ phần nước đi.

  • 10

    Bỏ đi nước nấu đậu Hà Lan

    Hạt đậu Hà Lan khô là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật nhất và đậu Hà Lan đóng hộp còn chứa nhiều chất này hơn nữa. Để giữ được các chất dinh dưỡng của đậu khô, sau khi đem nấu chín, thay vì đổ ngay nước đi, chúng ta nên ngâm đậu trong nước nấu khoảng một tiếng để hạt đậu hấp thụ lại các chất đã tiết ra và đã tan trong nước.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo vặt hay giúp bà nội trợ trong quá trình chế biến thực phẩm dưới đây nhé!

    Xem ngay:

    >>>  Hướng dẫn những mẹo vặt trong chế biến thức ăn

    >>>  9 mẹo nhỏ cho món nướng ngon

    >>>  Bí quyết bảo quản dưỡng chất rau củ khi nấu nướng

    Chúc các bà nội trợ luôn có cách chế biến thực phẩm tươi ngon nhất! 

Nguồn tin: www.lamsao.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây