Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Từng giàu có bậc nhất khu vực, người dân nước này giờ phải bới thùng rác tìm đồ ăn

Từng giàu có bậc nhất khu vực, người dân nước này giờ phải bới thùng rác tìm đồ ăn
Một sự cay đắng do suy thoái kinh tế diễn ra theo chiều hướng xoắn ốc kể từ cuối năm 2019, biến quốc gia từng có GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực Trung Đông không sản xuất dầu mỏ trở thành nơi nghèo đói và mất an toàn.

Ngày hôm nay, Khadija Khreiss chỉ có số tiền tương đương 35 xu trong ví. Ngày mai, cô ấy có thể không có gì để nuôi mấy đứa con của mình. Cách đó bốn con phố, Ahmad Chibly không một xu dính túi. Phía sau anh ta là một bánh xe Ferris, lớp sơn cầu kỳ trước đây của nó giờ đã mờ đi, sừng sững trên bờ biển Địa Trung Hải của Beirut.

Bữa cơm cho gia đình 5 người tại Lebanon được làm từ thức ăn đi xin hàng xóm và rau dại trong vườn (Nguồn: CNN)

Đó là một ngày mùa xuân nóng nực trong tháng Ramadan, thời điểm người Hồi giáo kiêng ăn và uống trong khoảng 15 giờ mỗi ngày. Đây được coi là thời gian để thanh lọc và suy ngẫm về tinh thần, đồng thời mang đến cho người tham gia một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống đói khát.

Nhưng đối với nhiều người ở Lebanon, tháng lễ Ramadan năm nay có một hương vị khác: Một sự cay đắng do suy thoái kinh tế diễn ra theo chiều hướng xoắn ốc kể từ cuối năm 2019, biến quốc gia từng có GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực Trung Đông không sản xuất dầu mỏ trở thành nơi nghèo đói và mất an toàn.

Theo Ngân hàng Thế giới, do cuộc khủng hoảng tài chính, hơn 50% trong số gần 7 triệu người của Lebanon có khả năng sống dưới mức nghèo khổ. Hơn 1,5 triệu người đang ở trong tình trạng nghèo cùng cực.

“Trước đây, chúng tôi có thể mua dầu, thuốc, sữa chua, thịt, gà và sữa cho con tôi và còn thừa một thứ gì đó”, người phụ nữ 42 tuổi, gốc làng Khiam, miền nam Lebanon, cho biết cùng cụ cười thường trực của cô làm nổi bật gò má cao nhưng lại để lộ chiếc răng bị khuyết. “Bây giờ, chúng tôi hầu như không thể mua được bất cứ thứ gì.”

Bữa Iftar tối nay của gia đình Khadija có bát đĩa cơm, một ít súp đậu lăng xin từ hàng xóm và một chiếc bánh mì nướng ăn dở từ hôm trước. Vì muốn thêm một chút rau cho các con, Khadija đã dốc sạch ví chồng với khoảng 4.000 Lira – tương đương 8.000 đồng – để mua.

Ali, chồng của Khadija, một người đàn ông xăm trổ và cơ bắp, hiện đang làm công việc gác cửa cho một tòa nhà gần Đại học Mỹ Beirut (AUB). Trước khủng hoảng, Ali từng kiếm được 300 USD mỗi tháng, vừa đủ để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, cùng thời điểm này năm ngoái, lương của Ali giảm xuống còn 70 USD và giờ đây là 37 USD – chỉ hơn 1 USD/ngày.

Tuy vậy, Khadija vẫn còn may mắn. Nhiều người tại Lebanon, như Ahmad, thậm chí phải kiếm ăn từ thùng rác. Kể từ khi cha qua đời 5 năm trước, Ahmad bắt đầu đi lục các thùng rác từ sáng sớm.

"Nếu không lục thùng rác, chúng tôi sẽ chết đói”, Ahmad chia sẻ. “Vì giá cả leo thang, chúng tôi chỉ có thể kiếm đồ ăn từ thùng rác. Có rất nhiều người như tôi. Chúng tôi làm vậy để không phải đi xin ăn”.

Theo Nhóm quan sát khủng hoảng của AUB, chỉ trong một năm, giá thực phẩm tại Lebanon đã tăng tới 350% và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Trong tuần đầu tiên của lễ Ramadan năm nay, một bữa tối Iftar cho 5 người thông thường – gồm chà là, súp đậu lăng, salad, cơm gà và sữa chua – đã tăng 23,4%.

Nguồn: http://danviet.vn/tung-giau-co-bac-nhat-khu-vuc-nguoi-dan-nuoc-nay-gio-phai-boi-thung-r...Nguồn: http://danviet.vn/tung-giau-co-bac-nhat-khu-vuc-nguoi-dan-nuoc-nay-gio-phai-boi-thung-rac-tim-do-an-5020211554586600.htm

Thua ở Olympia nhưng bứt phá ngoạn mục trong sự nghiệp, có người làm ở nơi đỉnh nhất nước Mỹ
Dù không giành được ngôi vị cao nhất tại sân chơi Đường lên đỉnh Olympia, thế nhưng sau cuộc thi, những nam sinh này đều bứt phá ngoạn mục và đạt được...
Bấm xem >>
Theo Theo Huy Nguyễn (Dân Việt)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây