Tiết lộ sốc về "nhóm người" được ra vào tự do trong hậu cung ngoài thái giám
- Chủ nhật - 11/10/2020 06:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong phong kiến Trung Hoa, Hoàng đế tuy được xem như Thiên tử (con trời), xung quanh vua là 3.000 cung tần mĩ nữ. Để tránh việc loạn giới trong cung, toàn bộ nam tử hán phục vụ cung nhân phải hoạn (thiến).
Nhưng trên thực tế, bên trong cấm cung vẫn có những người đàn ông khác được phép ra vào. Đó chính là Thị vệ.
Đứng trên vạn người, ngồi trên vị trí đế tôn, tính mạng của các Hoàng đế luôn trong tình trạng bị đe dọa. Bởi vậy cần phải có một đội ngũ võ quan bảo vệ.
Hình ảnh thị vệ uy nghi dũng mãnh thân thủ phi phàm.
Thị vệ là võ quan bảo vệ nhà vua, luôn hiện diện bên cạnh Hoàng đế. Họ được đào tạo để trở thành một đội quân danh dự làm tăng thêm uy nghi cho hoàng thất.
Khác với người hầu, thái giám, thị vệ trong hoàng cung xưa là những chức quan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thị vệ Thanh triều đều có xuất thân không tầm thường.
Hoàng đế khai quốc của nhà Thanh là Hoàng Thái Cực năm xưa từng nhận định về các thị vệ dưới trướng của mình rằng: "Thị vệ của trẫm có 40 người, đều là những người được Thái Tổ miễn quân dịch hoặc là anh em con chú bác, hoặc là con của các Bối tử Mông Cổ, không thì cũng là con nhà quan lại, bao y".
Từ đó có thể thấy, các Hoàng đế nhà Thanh thường sẽ chọn hậu duệ của những đối tượng đáng tin cậy thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ để làm thị vệ cho mình.
Tới thời Thuận Trị, Khang Hi hay đến cả khi Càn Long tại vị, số lượng thị vệ ngày một lớn nhưng hầu hết là con cháu công thần, vương tôn quý tộc, khác với nô tỳ hay thái giám xuất thân thấp kém.
Bên cạnh đó, những người được làm thị vệ của các Hoàng đế Thanh triều, đặc biệt là Ngự tiền thị vệ đều có tiền đồ hết sức xán lạn, thậm chí còn được ban Ngự hôn.
Những nhân vật nổi tiếng khác như Triển Chiêu, Sách Ngạch Đồ, Hô Nhĩ Hán, Long Khoa Đa, cũng gây dựng sự nghiệp trên chốn quan trường của mình từ vị trí này.
Vào thời bấy giờ, Nhất đẳng thị vệ đã được xem vào hàng tam phẩm. Tương tự như vậy, Nhị đẳng thị vệ cũng sở hữu chức quan thuộc hàng tứ phẩm.
Thời xưa, nào có con trai được làm thị vệ đều cho đó là sự may mắn. Thậm chí, nếu hậu duệ của họ được thăng chức Ngự tiền thị vệ, tại phủ đệ sẽ treo bảng bố cáo thiên hạ, lấy đó là vinh dự.
Vì vậy, tầng lớp thị vệ không chỉ là một chức quan thông thường làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ như chúng ta thường nghĩ, mà địa vị của họ trong xã hội thời xưa tương đối cao.
Hơn nữa, thị vệ nếu bị thiến như thái giám sẽ mất đi sức mạnh. Đàn ông khi trải qua quá trình tịnh thân sẽ có nhiều biến hóa, thể trạng giảm sút so với trước. Công việc của thị vệ không chỉ quanh quẩn trong hậu cung, nếu mà sở hữu một cơ thể ẻo lả thì chắc chắn không thể bảo vệ được Hoàng đế an toàn trước kẻ thù!
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nguoi-duy-nhat-tu-do-ra-vao-hau-cung-ma-khong-bi-thien-giong...