Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Sinh đôi nhưng 2 bé cách nhau 14 ngày, một bé mất, một bé nặng 4 lạng được cứu sống

Sinh đôi nhưng 2 bé cách nhau 14 ngày, một bé mất, một bé nặng 4 lạng được cứu sống
Sau quá trình giành giật sự sống, bé Ốc đã được về nhà trong vòng tay bố mẹ, điều đặc biệt đây cũng là ca sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam được cứu sống.

Mẹ hiếm muộn mang song thai sinh con 2 lần, các nhau 14 ngày

Vợ chồng anh Thắng và chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1989, ở Vĩnh Phúc) lấy nhau hơn 10 năm, nhưng do bị hiếm muộn nên đến đầu năm 2020 mới được đón nhận tin vui khi mang song thai nhờ thụ tinh nhân tạo (IVF). Kể từ khi biết có bầu, dù được sự quan tâm, chăm sóc rất chu đáo, nhưng mang thai được 18 tuần chị Huệ bất ngờ có dấu hiệu rỉ ối phải vào khoa Sản bệnh BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc thăm khám, điều trị. 

Bác sĩ Tô Văn An - Trưởng khoa Sản bệnh - cho biết sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán thai phụ bị rỉ ối dọa sảy/khâu vòng cổ tử cung. Với chẩn đoán trên, thai phụ được cho nhập viện điều trị vào ngày 1/7. Điều trị tại bệnh viện đến khi thai được 24 tuần tuổi, chị Huệ có dấu hiệu chuyển dạ, vỡ ối sớm và đẻ non 1 thai. Do quá non tháng, cháu bé đã không có cơ hội sống.

Thời điểm bé Ốc chào đời.

Mất 1 đứa con trong bụng, chị Huệ cố kìm nén nỗi đau để giữ bé con lại. Bác sĩ An cho biết dù mang song thai nhưng mỗi thai ở một buồng ối khác nhau, có hai bánh rau nên sau khi một bé sinh non mất, các bác sĩ đã quyết định kẹp dây rối thai đã mất và tiếp tục điều trị theo dõi giữ thai còn lại.

“Là bác sĩ làm về chuyên ngành sản, chúng tôi thấu hiểu được sự khao khát có con của hai vợ chồng sau 10 năm hiếm muộn. Vì thế, chúng tôi cố gắng theo dõi sát mọi diễn biến từng ngày, từng giờ, sẵn sàng hội chẩn bất cứ lúc nào để mong điều kỳ diệu đến với bệnh nhân, hy vọng mầm sống sẽ phát triển để đáp lại điều tha thiết kỳ vọng của gia đình hiếm muộn này”, bác sĩ An chia sẻ.

Theo bác sĩ An, trong quá trình điều trị, nguy cơ lớn nhất của thai phụ là nhiễm trùng tử cung, có thể phải cắt bỏ. Nếu trường hợp đó xảy ra người mẹ có thể không còn cơ hội mang thai được nữa. Bởi vậy, nhiệm vụ được đặt ra với đội ngũ bác sĩ là cố gắng duy trì thai còn lại trong bụng mẹ thêm được càng nhiều thời gian càng tốt.

Bé Ốc trong vòng tay yêu thương của các nhân viên y tế bệnh viện.

Phép màu đã đến với em bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam

Ngày 20/8, khi đó thai mới được 26 tuần tuổi (2 tuần sau khi sinh non bé thứ nhất) chị Huệ lại có biểu hiện rỉ ối dẫn đến cạn ối. Ngay lập tức bệnh viện đã hội chẩn giữa lãnh đạo bệnh viện và liên khoa, cuối cùng quyết định mổ lấy thai cho thai phụ ngay trong ngày. 

Bé gái chào đời với cân nặng 480gram, được gia đình đặt tên là “bé Ốc”. Ngay sau khi chào đời, bé Ốc đã được chuyển lên khu đặc biệt của khoa sơ sinh để chăm sóc trong tình trạng yếu ớt, phản xạ yếu, trương lực cơ yếu, hơi thở thoi thóp, tím tái toàn thân. Các bác sĩ đã dốc toàn lực để chăm sóc, điều trị cho cháu bé với hy vọng giữ lại được tính mạng cho em bé dù biết hành trình ấy đầy cam go và có thể xảy ra rủi do bất cứ lúc nào.

Bé Ốc trong vòng tay bố khi thực hiện phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

“Bất kỳ người mẹ nào khi mang thai cũng đều mong muốn được vuông tròn hạnh phúc, đón thiên thần của mình khoẻ mạnh, đủ ngày, đủ tháng. Nhưng có những em bé rất đặc biệt, chào đời sớm hơn dự kiến rất nhiều tuần, nhiều ngày phải nuôi dưỡng trong lồng kính, từng phút, từng giờ chênh vênh giữa mong manh hai bờ sinh – tử. 

Với bé sơ sinh non tháng như bé Ốc nguy cơ xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, chậm tiêu dịch phổi, xuất huyết phổi, viêm phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh, sốc nhiễm trùng,… xảy ra rất dễ”, bác sĩ An chia sẻ.

Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, cũng như huy động phương tiện, thuốc… tốt nhất, cuối cùng “phép màu” đã đến. Bé Ốc đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Từng bước bé Ốc được cai máy thở sớm, phản xạ nhanh dần, cai thở oxy, tự thở, ăn được từng ml sữa, phản xạ bú mút có, ghép mẹ, bú mẹ và rồi được xuất viện ngày 4/11 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Hiện tại bé Ốc khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bú sữa mẹ tốt, cân nặng 2,1kg.

Bé Ốc ở thời điểm hiện tại.

“Sau khi điều trị tại khoa Sơ sinh một thời gian, bé Ốc đã qua giai đoạn cấp cứu nguy kịch nhất, đủ điều kiện chuyển lên tuyến trên. Vì thế bệnh viện quyết định chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục được điều trị với những điều kiện tốt nhất”, BS An cho hay.

BSCK II Đỗ Trọng Cán, Giám đốc BV Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tính đến thời điểm hiện tại, bé Ốc là trẻ sinh non tháng nhất tại Việt Nam được cứu sống. Không chỉ có vậy, đây cũng là trường hợp đầu tiên bệnh viện điều trị thành công ca mang song thai, một bé chào đời trước (đã mất) và một bé chào đời xong được cứu sống, mà vẫn đảm bảo được chức năng sinh sản của người mẹ sau này. “Ngoài trường hợp bé ốc, trước đó chúng tôi cũng đã cứu sống một em bé sinh non ở tuần thai thứ 26 với cân nặng chỉ 500gram, hiện em bé được gần 1 tuổi, nặng 7kg, phát triển tốt”, bác sĩ Cán nói.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/sinh-doi-nhung-2-be-cach-nhau-14-ngay-mot-be-mat-mot-...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/sinh-doi-nhung-2-be-cach-nhau-14-ngay-mot-be-mat-mot-be-nang-4-lang-duoc-cuu-song-d256953.html

Vợ hiếm muộn 20 năm xin chồng lần cuối để rồi ứa nước mắt trong nhà vệ sinh
Suốt 20 năm "kiếm con", vợ chồng chị Minh đã trải qua bao cung bậc cảm xúc từ đau đớn, thậm chí tuyệt vọng… nhưng rồi bằng sự quyết tâm, hai vợ chồng...
Bấm xem >>
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây