Rán cá cho luôn vào chảo là sai, cần thêm vài bước nữa, cá giòn không nát, ít bắn dầu
- Chủ nhật - 22/08/2021 16:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cá là một trong những thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Cá có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như kho, rim, hấp, nướng, rán... trong đó rán cũng được nhiều người yêu thích. Cá rán có vỏ giòn, thịt bên trong trắng thơm, ngọt chấm với nước mắm tỏi ớt chua cay mặn ngọt vô cùng hấp dẫn.
Hiện nay, nhiều người dùng chảo chống dính để rán cá vì thế cũng không lo cá bị sát chảo hay vỡ ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích sử dụng chảo chống dính, hoặc chảo chống dính lâu ngày bị mất lớp chống dính, vì thế thường xảy ra trường hợp cá rán bị sát chảo, vỡ nát. Bên cạnh đó rán cá còn hay bắn dầu khiến một số chị em nội trợ e ngại làm món này dù rất thích ăn cá rán.
Để khắc phục tình trạng này, đầu bếp cho rằng, cá sau khi mổ xong, không nên cho ngay vào chảo dầu, cần thực hiện vài bước trước đó đảm bảo cá rán luôn giòn tan, không sát chảo, dầu cũng ít bắn. Đó là những bước nào, chị em hãy tham khảo dưới đây:
Sơ chế cá trước khi cho vào rán
Một trong những điều bạn nên lưu ý trước khi cho cá vào chảo rán chính là thấm khô cá. Nước bám trên cá chính là nguyên nhân khiến cá rán bị nổ bắn dầu, gây bỏng và bẩn bếp. Cá ướt cũng làm cho nó dễ bị nát khi rán. Trước đó, lúc mổ cá, bạn cũng nên làm sạch bụng cá, cạo bỏ màng đen để cá bớt tanh.
Sau khi thấm khô, bạn có thể sử dụng một ít bột xoa đều lên khắp mình cá. Điều này sẽ giúp da cá nguyên vẹn khi rán trên chảo, đồng thời giúp bề mặt cá thơm và giòn hơn. Việc tẩm thêm lớp bột mỏng sẽ làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa cá và dầu, giúp da cá không bị dính chảo.
Tạo lớp "chống dính" cho chảo
Sau khi sơ chế cá xong, cũng đừng vội cho ngay cá vào chảo dầu mà trước tiên nên xử lý qua chảo một chút. Cắt một củ gừng rồi xát gừng lên khắp mặt chảo. Gừng sẽ tạo ra một lớp chống dính, giúp bạn rán cá không bị sát chảo đồng thời khử được mùi tanh ở mức độ nhất định nên khi ăn cá sẽ thơm ngon hơn.
Sau khi tạo ra được lớp chống dính cho chảo rồi, lúc này bạn mới đổ dầu vào đun nóng.
Canh nhiệt của dầu
Khi làm nóng dầu bạn cần lưu ý, dầu đủ nóng thực sự mới cho cá vào. Nếu dầu chưa đủ nóng mà bạn đã cho cá vào khiến cá sẽ dễ bị nát và sát chảo. Muốn biết dầu đạt độ nóng cần thiết chưa, hãy nhúng đầu đũa vào, thấy xuất hiện bong bóng là được. Ngoài ra, khi đổ dầu vào chảo, bạn có thể thêm 1 thìa muối vào rồi khuấy đều để muối được tan hết trong dầu, sau đó để dầu nóng, bắt đầu cho cá vào rán. Làm như vậy dầu rán cá đang sôi mà không hề bị bắn.
Lượng dầu ăn cũng nên cho nhiều một chút để ngấm đều vào bên trong cá, làm cá càng giòn hơn.
Sau khi đã cho cá vào, cần để lửa ở mức vừa và nhỏ để cá chín dần và đều cả ngoài lẫn trong. Nếu cho lửa to ngay từ đầu, cá sẽ cháy bên ngoài mà bên trong chưa chín. Khi cá gần chín hoàn toàn, bạn có thể tăng lửa, để cá giòn hơn.
Chúc các bạn thành công!
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/ran-ca-cho-luon-vao-chao-la-sai-can-them-vai-buoc-...
Mẹo hay nhà bếp