Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Những thực phẩm rất ngon, bổ dưỡng có thể biến thành độc dược nếu chế biến sai cách

Những thực phẩm rất ngon, bổ dưỡng có thể biến thành độc dược nếu chế biến sai cách
Ngộ độc thực phẩm là một trải nghiệm khủng khiếp, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng. Nhưng thật khó để xác định bởi ngay cả những thực phẩm lành mạnh nhất cũng có nguy cơ khiến bạn bị ngộ độc nếu không được chế biến đúng cách.

1. Rau xanh

Các loại rau xanh như rau diếp, xà lách, rau bina, cải bắp, cải xoăn, rau arugula và củ cải đường có thể bị ô nhiễm bởi phân, nước rửa bẩn hoặc tay bẩn cầm vào chúng. Để tránh bị bệnh, rửa sản phẩm và ngăn ngừa ô nhiễm chéo bằng cách rửa tay và sử dụng thớt riêng. Thực phẩm quen thuộc này từng gây ra 363 vụ dịch liên quan đến 13,568 trường hợp mắc bệnh được báo cáo kể từ năm 1990. 

2. Trứng

Thực phẩm được nhiều người yêu thích này có liên quan đến 352 vụ dịch kể từ năm 1990, thường là do vi khuẩn Salmonella. Các vi khuẩn có thể ẩn nấp bên trong trứng, vì vậy nấu ăn đúng cách là chìa khóa (giết chết vi trùng). Tránh ăn bất kỳ sản phẩm có chứa trứng sống, bao gồm cả bột bánh quy.

3. Cá ngừ

Loại cá này có thể bị ô nhiễm bởi scombrotoxin, gây ra đau đầu và chuột rút. Nếu cá được lưu trữ trên 60 độ sau khi đánh bắt, cá tươi có thể giải phóng độc tố, loại độc không thể bị phá hủy bằng cách nấu.

4. Hàu

Trước khi biến thành một món ngon đắt tiền, hàu thường ẩn nấp dưới đáy đại dương để lọc kiếm thức ăn. Và nếu nguồn nước đó bị ô nhiễm, thì hàu cũng vậy. Khi được ăn sống hoặc nấu chưa chín, hàu có thể chứa vi trùng là một loại vi khuẩn được gọi là Vibrio Vulnificus có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

5. Khoai tây

Khoai tây được nấu chín đúng cách không có khả năng gây bệnh. Ngoài ra bị ô nhiễm chéo (vi trùng từ một loại thực phẩm, thường là thịt chuyển sang các loại rau củ như khoai tây) cũng là nguyên nhân. Các đợt bùng phát bệnh liên quan đến khoai tây đã được bắt nguồn từ các vi trùng như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.

6. Phô mai

Hầu hết những người bị bệnh do ăn phô mai đều từ sản phẩm tiêu thụ tại nhà. Phô mai có thể bị nhiễm vi khuẩn như Salmonella hoặc Listeria, có thể gây sảy thai. (Đó là lý do tại sao các bác sĩ cảnh báo phụ nữ mang thai nên tránh các loại phô mai mềm, như feta, Brie, Camembert và phô mai kiểu Mexico.)

7. Kem

Kem từng bị kết luận có liên quan tới 75 ổ dịch do vi khuẩn như Salmonella và Staphylococcus kể từ năm 1990, theo CSPI. Vụ dịch lớn nhất xảy ra vào năm 1994, khi một lô kem trộn tiệt trùng được vận chuyển trong một chiếc xe tải bị nhiễm Salmonella, và sau đó được kem đã không được thanh trùng lại mà đưa ra sử dụng luôn. Các chuyên gia khuyến cáo "Mọi người không nên làm kem tại nhà và sử dụng trứng sống”.

8. Cà chua

Món ăn yêu thích trong mùa hè này có liên quan đến ít nhất 31 vụ dịch. Cà chua có thể bị ô nhiễm bởi nguồn nước tưới không đảm bảo và vi khuẩn có thể xâm nhập khi bạn ăn sống. Để an toàn khi sử dụng cà chua hãy rửa tay trong 20 giây bằng nước ấm và xà phòng trước và sau khi chuẩn bị sản phẩm tươi, rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước sạch ngay trước khi ăn, cắt hoặc nấu. Giữ trái cây và rau quả ăn sống riêng biệt với các loại thực phẩm khác.

9. Rau mầm

Mặc dù rau mầm thực sự là thực phẩm lành mạnh, nhưng chúng cũng có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn. Các hạt giống được sử dụng để sản xuất mầm có thể bị ô nhiễm trên đồng ruộng, nước và các điều kiện phát triển ấm khuyến khích sự nảy mầm cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. FDA và CDC khuyến cáo rằng người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn rau mầm sống.

10. Quả mọng

Một nguồn ngộ độc thực phẩm phổ biến khác là quả mọng, bao gồm dâu tây và quả mâm xôi. Một vụ dịch năm 1997 làm hàng ngàn trẻ em bị bệnh qua bữa trưa ở trường đã truy tìm ra là do dâu tây đông lạnh bị nhiễm viêm gan A (có thể từ một công nhân nông trại ở Baja California, Mexico). Các trường hợp khác - liên quan đến quả mâm xôi nhập khẩu từ Chile và Guatemala bị gây ra bởi một loại vi trùng có tên Cyclospora, gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, mất nước và chuột rút.

Đừng ăn phần này của thịt lợn, có nấu chín 100 độ C vẫn không thể sạch
Bộ phận này có giá khá rẻ nên thường được trộn vào các món thịt xay, thịt nhồi.
Bấm xem >>
Theo Hàn Ly (Dân Việt)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây