Những lưu ý trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa để loại bỏ xui xẻo của năm cũ
- Thứ năm - 15/02/2018 03:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, lễ cúng đêm giao thừa hay còn gọi là lễ “trừ tịch” được thực hiện với ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Người xưa quan niệm mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới. Đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền (như năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan).
Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Phút Giao thừa là lúc bàn giao, quan quân mới ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương, nên các gia đình đem xôi gà bánh trái, hoa quả... toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng với lòng thành tiễn quan quân năm cũ, đón người nhà trời năm mới xuống làm nhiệm vụ.
Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.
Tùy mỗi miền, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa cũng có sự khác nhau. Với người miền Bắc, mâm cỗ cúng Giao thừa khá đầy đủ và phong phú các món ăn. Đặc biệt, gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ mặn.
Còn theo quan niệm truyền thống cúng Giao thừa trong nhà gồm: Ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh dầy, bánh mứt kẹo, mâm cỗ mặn/ cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.
Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ phúc (Phúc – Lộc – Thọ - Khanh – Ninh), tùy địa phương mà có khác. Mâm cỗ ngọt và chay bày trên bàn thờ gồm: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết…
Tuy vậy, theo ông Hiển, các nhà tâm linh khuyến khích các gia đình bày cỗ ngọt, cỗ chay trên bàn thờ. Mâm cúng mặn tuyệt đối không bày trên bàn thờ.
Ở miền Nam, mâm cỗ Giao thừa đơn giản hơn với đĩa ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nến, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.
Nếu đầy đủ và đúng thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè. Đặc biệt kèm thêm bắp cải thảo… tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Theo chuyên gia Nguyễn Đức Hiển, lễ Giao thừa vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu mùng 1 Tết). Lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng năm mới. Theo phong tục, cúng Giao thừa phải làm hai lễ, một lễ cúng Giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.
Ông Hiển cũng lưu ý, mâm cúng ngoài trời đơn giản hơn. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: Chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết đến, trên hội nhóm nấu ăn đang “ngập” trong các món ăn của chị em chia sẻ. Mâm cỗ, dưa...