Những điểm đến tâm linh nên ghé thăm chiêm bái cầu an dịp năm mới
- Chủ nhật - 18/02/2018 18:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mỗi dịp Tết đến xuân về, Người Việt thường đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an và cũng là để tìm cho mình một chút bình yên, thanh tịnh sau những tháng ngày bộn bề với lo toan công việc.
Khánh thành ngay trước dịp Tết Mậu Tuất năm nay, quần thể văn hóa tâm linh tọa lạc trên khu vực đỉnh Fansipan với những công trình kiến trúc tâm linh kỳ vĩ sẽ là điểm đến chiêm bái lễ Phật cầu an lý tưởng của tín đồ Phật tử và du khách thập phương đầu xuân năm mới.
Điểm nhấn ấn tượng nhất trong quần thể văn hóa tâm linh trên là Đại tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao 21,5m. Tượng Phật cao nhất Việt Nam đến thời điểm này được tạo dựng vô cùng kỳ công, với kỹ thuật ốp hàng vạn tấm đồng dày 5mm lên một kết cấu khung sắt có thể tích gần 1000m3. Theo giáo sư, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, chưa có công trình nào được làm kỳ công như thế.
Sừng sững giữa mây ngàn gió núi, cúi nhìn nhân gian với ánh mắt từ bi, chiêm bái Đại tượng Phật A Di Đà, thấy kỳ quan trên đỉnh kỳ quan.
Từ đại tượng Phật, con đường La Hán giống như đường dẫn vào cõi Phật linh thiêng. Bên này đường, những gốc đỗ quyên hàng trăm tuổi xòa xuống những nụ mầm căng đầy sức sống trong giá rét. 18 bức tượng La Hán bằng đồng cao 2,5m mang đến nhân gian đủ sắc thái cảm xúc nhân từ, độ lượng. Bên kia lối đi lát đá ấy là khói sương bảng lảng mây bay.
Đón đợi du khách phía cuối con đường La Hán là quần thể Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Những ngôi sơn tự như thể được tạc vào đá núi từ nhiều năm trước, những bức tượng Phật được tạo tác kỳ công, bảo tháp 11 tầng uy nghi bề thế vươn giữa trời mây.
Bên cạnh Kim Sơn Bảo Thắng Tự, Đại tượng Phật A Di Đà, quần thể văn hóa tâm linh nơi đỉnh Fansipan còn nhiều công trình Phật giáo khác như Bích Vân Thiền Tự, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tháp chuông – Vọng Lĩnh Cao Đài, miếu Sơn Thần.
Mỗi công trình được tạo dựng trên đỉnh thiêng dân tộc đều được gửi gắm trong đó những ước nguyện tạo dựng cho thế hệ mai sau những công trình trường tồn với thời gian.
Đằng sau những khối kiến trúc kỳ vĩ ấy là công sức của những con người đã không quản ngại cái rét âm độ trên đỉnh cao hơn 3000m, nơi gió chỉ chực quật ngã những bước chân, mưa mù giăng kín những ngày đông và nắng thì như thể thiêu cháy da người, để khuân hàng ngàn mét khối gỗ, hàng ngàn tấn đá nguyên khối lên đỉnh, chỉ bằng sức người.
Chắp tay bái Phật, cầu mong an lành cho người thân và gia đình đầu xuân năm mới, thầm cảm phục những người đã làm nên những công trình kỳ vĩ ấy trên đỉnh thiêng Tây Bắc.
Phủ Tây Hồ, chùa Hà, chùa Hương (Hà Nội) là những ngôi đền chùa linh thiêng cầu tài lộc, cầu duyên mà du khách thập phương...